Hỏi đây có các cô dì
Làm thân con gái có một thì mà thôi
Chia hai, quá nửa phần đời
Bấm gan chịu mãi với đời được sao?
Tìm kiếm "quả hồng"
-
-
Tay chém tay sao nỡ
Tay chém tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Một lời thề biển cạn non xanh
Chim kêu dưới suối vượn hú trên nhành
Qua không bỏ bậu bậu đành bỏ quaDị bản
Tay cắt tay sao nỡ,
Ruột cắt ruột sao đành.
Lời anh thề nước biếc non xanh,
Theo anh cho trọn tử sanh tại trờiTay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Mấy khi mà gặp bạn lành
Trách trời vội sáng, tan tành đôi taTay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Lời thề một mái tóc xanh
Anh không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ anh
-
Khôn ngoan chẳng lại thật thà
-
Từ ngày em về nhà này
Từ ngày em về nhà này
Tưởng ngày một khá, hóa ngày một hư
Đi chợ ăn những quà trừ
Đi tắm mất váy khư khư chạy về
Nấu cơm trên sống dưới khê
Đủ cả tứ bề như thể cháo hoa
Bữa ăn nồi bảy nồi ba
Quanh năm ngày tháng chẳng ra đồng nào
Rửa bát ngủ gật cầu ao
Ngủ trưa chồng gọi kêu sao nhức đầu
Ăn nói cảu nhảu càu nhàu
Sai em rinh nước đổ vào tàu khoai
Việc ăn em chẳng kém ai
Hễ mó đến gánh thì vai sứt hờ
Việc làm chểnh mảng thờ ơ
Lại thêm một chút làm thơ với chồng. -
Cờ bạc nó đã khinh anh
-
Chờ anh đã mãn tháng tư
– Chờ anh đã mãn tháng tư
Anh không bước tới, em ừ nơi xa
Mời anh mười sáu qua nhà
Ăn trầu uống rượu nơi xa em kết nguyền
– Phải chi em nói tận từ
Thì anh bước tới tháng tư đã rồi
Vì em ăn nói lôi thôi
Nơi xa họ bước tới đã rồi còn đâu
– Mời anh mười sáu qua nhà?
Mất lòng anh chịu, qua nhà thì không
Anh nguyện cùng em nước mắt chảy bằng sông
Buổi tiền duyên không đặng vợ chồng thì thôi -
Nhứt thương, nhị nhớ, tam sầu
-
Ăn dưa, ăn ổi chín cây
-
Con cò nó mổ con lươn
Con cò nó mổ con lươn
Bớ chị ghe lườn muốn tía tôi không?
Tía tôi lịch sự quá chừng
Cái lưng mốc thích cái đầu chơm bơmDị bản
Con cò nó mổ con lươn
Bớ chị ghe lườn muốn tía tôi chăng?
Tía tôi lịch sự lịch sàng
Cái lưng mốc thích cái đầu chơm bơm
-
Em thương anh, bỏ nón dìa dầu
-
Anh như Đại Thánh trên mây
-
Tay cầm sào chống lái
-
Nhất y nhì dược
Dị bản
Nhất Y, nhì Dược
Tạm được Bách khoa
Qua loa Sư phạm
-
Em đây chính thực anh hùng
Em đây chính thực anh hùng
Em đi chắn lưới ở vùng Vạn Hoa
Chắn từ Cái Rồng mà ra
Chắn đến Xà Kẹp chắn qua Bãi Dài
Cái Bàn chắn từ Hòn Hai
Chắn sang Cây Khế, Cái Đài hai hôm
Vụng Đài thấp nước bồn chồn
Cửa Mô sóng vỗ đầu cồn lao xao
Rồi ra ta sẽ chèo vào
Lò Vôi chốn ấy ta vào chắn chơi
Sau thì ta sẽ nghỉ ngơi
Ta chèo vào phố đậu chơi mấy ngày
Chắn quanh cái khúc sông này
Chỗ nào thấp nước ta nay làm chuồng
Em đây ngỏ thực anh tường
Để anh biết thực mọi đường chắn đăng. -
Ai về đóng ván cho dầy
-
Chơi thuyền
Cái mốt, cái mai
Con trai, con hến
Con nhện chăng tơ
Quả mơ, quả mận
Cái cận, lên bàn đôi
Đôi chúng tôi
Đôi chúng nó
Đôi con chó
Đôi con mèo
Hai chèo ba
Ba đi xa
Ba về gần
Ba luống cần
Một lên tư
Tư củ từ
Tư củ tỏi
Hai hỏi năm
Năm em nằm
Năm lên sáu
Sáu lẻ tư
Tư lên bảy
Bảy lẻ ba
Ba lên tám
Tám lẻ đôi
Đôi lên chín
Chín lẻ một
Mốt lên mười
Chuyền chuyền một, một đôi… -
Bốn bên kín cổng cao thành
-
Cậy tài, cậy khéo, khoe khôn
-
Thiếp trao lông nhím cho chàng
Thiếp trao lông nhím cho chàng
Chàng trao cho thợ bịt vàng đơm bông
Đơm bông rồi lại đơm hoa
Đơm con bướm bạc xinh đà quá xinh -
Dòng sông mặt nước lờ đờ
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sinh tử
- Cũng như tử sinh, nghĩa là sự sống chết (từ Hán Việt).
-
- Đầu xanh
- Chỉ người tuổi còn trẻ.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
-
- Lường
- Đo lường.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Tráo
- Đổi vật nọ vào vật kìa để lừa dối người ta.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Cháo hoa
- Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Bài này có nhiều câu tương tự với bài "Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần."
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Tận từ
- Hết lời (từ Hán Việt).
-
- Tiền
- Trước (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.
-
- Lưu Bị viếng Khổng Minh
- Một tích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Gia Cát Lượng thuở còn hàn vi ở ẩn trong một cái lều cỏ ở Long Trung. Lưu Bị cùng với hai em kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi đến lều cỏ để thỉnh cầu ông ra giúp việc nước, nhưng hai lần ông không chịu tiếp mà chỉ ăn ngủ trong lều như thường. Mãi đến lần thứ ba ba người mới gặp được Gia Cát Lượng. Tích này có tên là Tam cố thảo lư (ba lần đến lều cỏ).
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Ghe lườn
- Loại thuyền độc mộc, dùng để chuyên chở (nhất là chở lúa) trong các kênh rạch vùng Tây Nam Bộ. Ghe lườn này có dáng thuôn dài, mũi nhọn để dễ di chuyển trên các dòng nước hẹp, nhưng cũng vì thế mà dễ bị lật, chìm.
-
- Mốc thích
- Mốc thếch, mốc đến trắng xám ra (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chơm bơm
- Bù xù. Cũng nói là chôm bôm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Dầu
- Để đầu trần (phương ngữ).
-
- Tôn Ngộ Không
- Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.
-
- Quan Âm bồ tát
- Quan Âm, Quan Thế Âm, Quán Âm, Phật Bà đều là các tên gọi khác nhau của Quán Thế Âm, một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Theo đạo Phật cũng như dân gian, Quan Âm có hình hài của một người phụ nữ, gương mặt hiền lành phúc hậu, đứng hoặc ngồi xếp bằng trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ, thường hiện ra để cứu khổ cứu nạn - vì vậy những người gặp nạn thường niệm "Nam mô Quan Thế Âm bồ tát." Một số tài liệu, hình vẽ và tượng lại mô tả Quan Âm là một vị phật có nghìn mắt, nghìn tay để quán xuyến việc thế gian.
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Bãi hạc, gành nghê
- Bãi chim hạc, gành con nghê, hai hình ảnh thường thấy trong hát bả trạo và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở các vùng duyên hải Trung Bộ, tượng trưng cho hành trình đi biển của ngư dân.
-
- Tịnh viện
- Tu viện theo phương pháp tịnh độ của Phật giáo.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
-
- Vạn Hoa
- Vùng biển thuộc đảo Cái Bầu (Kế Bào), nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây cũng có bến cảng và núi cùng tên là Vạn Hoa.
-
- Cái Rồng
- Địa danh nay là thị trấn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cũng là tên cảng biển ở đây.
-
- Xà Kẹp
- Địa danh nay thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Bãi Dài
- Một bãi biển nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long, thuộc địa phận huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đây là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng.
-
- Cái Bàn
- Tên một hòn đảo nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Hòn Hai
- Tên chung của hai hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cây Khế
- Một hòn đảo nay thuộc địa phận thôn Đông Tiến, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cái Đài
- Một vùng biển thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Vụng Đài Chuối
- Một vụng biển nay thuộc địa phận xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cửa Mô
- Tên một vùng biển nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Lò Vôi
- Địa danh nay thuộc thôn Đông Thắng, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Đa ngôn
- Nói nhiều lời, quá mức cần thiết.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).