Nhớ chàng sáng đứng trông xuôi
Trưa đi ngó ngược, tối ngồi trông ra.
Tìm kiếm "trăng thu"
-
-
Chàng đừng trời tối trông sao
Chàng đừng trời tối trông sao
Cho cực lòng thiếp cho đau lòng chàng
Đêm qua nằm cạnh nhà ngang
Lầu suông gió lọt thương chàng biết bao -
Ban mai ra đứng trông mây, thấy mây giăng mất chỗ
-
Sớm mai chàng hóa con chim trống đứng dựa bìa núi
-
Nghĩ tình tình những thêm thương
Nghĩ tình tình những thêm thương
Đồng xanh ai khiến phải vương máu hồng
Bởi bầy xâm lược tàn hung
Bởi quân bán nước khom lưng cúi đầu -
Thừa con gả cho hàng tờ
-
Trông lên hòn núi Tam Thai
-
Tôi nghĩ thằng tôi ăn xôi dựa cột
Tôi nghĩ thằng tôi ăn xôi dựa cột
Năm xửa năm xưa dại dột ngu đần
Cái đời nô lệ thực dân
Cái nước mình mất cái thân mình hèn. -
Bát nước trong còn gợn sóng rung rinh
-
Anh trông em như cá trông mưa
-
Qua đình ngả nón trông đình
-
Tháng ba, mười ba còn ghi
-
Qua cầu ngả nón trông cầu
-
Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy
-
Trai như anh có chữ nghĩa trong mình
-
Tháng giêng là tiết mưa xuân
-
Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruốc
-
Thang mô cao bằng thang danh vọng
-
Trong làng bà Tú, bà Cai
-
Một mình thương chị nhớ anh
Chú thích
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hàng tờ
- Người làm tranh Đông Hồ.
-
- Tam Thai
- Còn gọi là Tả Phụ Sơn, tên một ngọn núi thấp thuộc phường An Cựu (Huế). Tam Thai nằm cạnh núi Ngự Bình, cùng với núi Bân (Hữu Bật Sơn) tạo nên thế "Đệ nhất án sơn" cho kinh thành Huế.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Nhật thực
- Hiện tượng thiên văn học xảy ra khi mặt trăng chen vào giữa mặt trời và trái đất. Khi quan sát từ trái đất, mặt trăng che khuất một phần hay toàn bộ mặt trời, làm trời tối giữa ban ngày và cho cảm giác mặt trời bị mặt trăng ăn (thực).
-
- Bài ca dao này nói về trận bão năm Giáp Thìn (1904). Các cụ già kể lại: Một trận mưa bão dữ dội kéo dài suốt ngày 13 tháng 3 âm lịch làm trời đất tối âm u.
-
- Vàm Cỏ
- Một dòng sông ở Nam Bộ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, dài khoảng 35 km, là hợp lưu của 10 chi lưu, trong đó hai chi lưu chính trực tiếp là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. Sông chảy chủ yếu qua tỉnh Long An và làm ranh giới giữa Long An và Tiền Giang, rồi cuối cùng đổ vào sông Soài Rạp.
Về tên gọi sông Vàm Cỏ, có hai cách giải thích:
- Theo Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, "Vàm: ngã ba sông rạch, nơi một con rạch giáp với sông hay một con sông nhỏ giáp với sông lớn”. Ở đây, ý nói sông Vàm Cỏ là sông nhỏ, giáp sông Soài Rạp. Do hai bên bờ mọc nhiều cỏ, gọi là Vàm Cỏ.
- Các tài liệu của Pháp gọi sông Vàm Cỏ là “Vaïco” bắt nguồn từ tiếng Khmer “piăm vaïco”, nghĩa là "vàm lùa bò". Người Việt đọc chệch thành Vàm Cỏ.Cách giải thích thứ 2 được nhiều người tán đồng, vì hai chi lưu Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây đều bắt nguồn từ Campuchia. Hơn nữa, một số tài liệu xưa ghi nhận rằng vùng này ngày trước có nhiều trâu bò đi thành từng đàn, theo đường cố định, lâu ngày trở thành cái láng, con rạch, thậm chí con sông.
-
- Mỹ Thuận
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mỹ Thuận, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Tiền Giang
- Một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc. Tiền Giang nằm trải dọc bờ Bắc, sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho toàn tỉnh.
Trước khi bị người Việt xâm lược vào thế kỷ 17, đất Tiền Giang thuộc về Chân Lạp (nhà nước đầu tiên của người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 550 tới 802 trên phần phía nam của bán đảo Đông Dương, gồm Campuchia và một số tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện đại.)
-
- Chỉ bài vọng cổ nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang Người đánh đàn trên sông Mỹ Thuận, một số người gọi là bài Gã đánh đàn trên sông Mỹ Thuận.
-
- Chọc
- Trêu ghẹo (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thiệt tình
- Thật tình, thành thật (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Ruốc
- Một loại tôm nhỏ (chỉ dài khoán 10-40mm), thường được đánh bắt dùng để làm mắm (mắm ruốc, mắm tôm hoặc mắm chua) hay phơi khô thành ruốc khô, có thể xay vụn thành bột ruốc.
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.