Hôm qua giặt áo bên cầu
Chị em họ cứ bấm nhau họ cười
Họ chào em là bà cai
Anh ơi, thẹn chết cả người em đi
Thằng cha cái đứa mô ri
Rủ ngon rủ ngọt anh đi thế này
Ở xa anh hỡi có hay
Lời thiên hạ nói đã đầy lỗ tai
Tìm kiếm "trăng thu"
-
-
Chiều chiều ngó ngọn cây bần
-
Buồn về một nỗi tháng Giêng
Buồn về một nỗi tháng Giêng
Con chim, cái cú nằm nghiêng thở dài
Buồn về một nỗi tháng Hai
Ðêm ngắn, ngày dài thua thiệt người ta
Buồn về một nỗi tháng Ba
Mưa rầu, nắng lửa người ta lừ đừ
Buồn về một nỗi tháng Tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn
Buồn về một nỗi tháng Năm
Chửa đặt mình nằm gà gáy, chim kêu.
Bước sang tháng Sáu lại đều
Thiên hạ cày cấy râm riu ngoài đồng. -
Em là con gái Bình Châu
-
Chầu rày bạn cũ xa rồi
-
Tôi xin các bác giãn ra
-
Ở đây có cảnh có tình
-
Nguồn ân bể ái hẹn hò
Nguồn ân bể ái hẹn hò
Một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen
Công cha nghĩa mẹ thiếp đền
Xin chàng đừng có kết duyên chốn nào
Xin đừng đứng thấp trông cao
Xin đừng tơ tưởng chốn nào hơn đây
Xin đừng tham gió bỏ mây
Tham vườn táo rụng bỏ cây nhãn lồng.Dị bản
-
Chiều chiều xuống bến ba lần
Dị bản
-
Nuôi tằm cần phải có dâu
-
Thằn lằn chắc lưỡi giao canh
-
Vè cúp tóc
Cúp hè! Cúp hè!
Tay mặt cầm kéo
Tay trái cầm lược
Thủng thỉnh cho khéo
Bỏ cái ngu này
Bỏ cái dại này
Ăn ngay nói thẳng
Học mới từ đây
Cúp hè! Cúp hè!
Trên đường canh tân
Đừng ai ăn mặn
Đừng ai nói láo
Ngày nay ta cúp
Ngày mai ta cạo
Cúp hè! Cúp hè!
Mọi người cùng cúp
Cho sạch đầu tóc
Cho đẹp con người
Ai nấy thảnh thơi
Xóm làng trông cậy
Cúp hè! Cúp hè!
Ai đi đò dọc
Kẻ ngược người xuôi
Ai ngồi tàu suốt
Từ Bắc vô Nam
Lên ngàn xuống bể
Cúp hè! Cúp hè!
Từ sĩ đến nông
Từ công đến thương
Đi chài, dệt sợi
Trăm người như một
Bảo nhau cúp tóc
Cúp hè! Cúp hè! -
Đá vàng đây giữ một màu
-
Chợ Tàng một tháng sáu phiên
-
Ai về đóng ván cho dầy
-
Anh mong tát biển cấy kê
Anh mong tát biển cấy kê
Tát sông Bồ Ðề nhổ mạ cấy chơi
Bẻ que đo Trời
Đan lồng nhốt kiến
Thầy mẹ thương đến
Bắt voi coi giò
Thầy mẹ gả cho
Rước voi làm lễ
Anh đi làm rể
Che hai lọng vàng
Nhà anh thì ở giữa làng
Lấy vàng làm cột
Dát bạc làm tranh
Cưa gỗ lim làm thành
Chẻ ngà voi làm lạt
Anh đặt chuyện hát
Nói láp em nghe,
Nhà anh cột nứa, kèo tre… -
Mười hai cửa biển chàng ơi
-
Tôi đây là người đi chơi
-
Hôm qua anh nằm nhà anh
Hôm qua anh nằm nhà anh
Chiếu hoa khăn gấm xung quanh vây màn
Gió lạnh mà thương
Đêm nằm giở giấc
Chăn bông không đắp
Màn trướng để rơi
Lấy được mình rồi
Vui vầy nhân ngãi
Lược ngà lại chải
Gương ố lại trong
Lại đắp chăn bông
Chiếu hoa lại trải
Đàn bầu sáo thổi
Vui lắm mình ơi
Mong mình lắm lắm mình ơi
Khác gì mạ úa mong trời đổ mưa -
Nước chanh giấy rưới vô mắm mực
Chú thích
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Mô ri
- Nào đây (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Đơm
- Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
-
- Vần cơm
- Xoay nồi cơm trong bếp cho chín đều.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Bình Châu
- Tên cũ của xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, nằm bên cửa Đại. Tại đây hằng năm có lễ hội Nghinh Ông để ngư dân cầu cho mưa thuận gió hòa, đánh bắt được mùa.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Vụt
- Vứt (phương ngữ Trung Bộ, thường được phát âm thành dụt).
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Xơ rơ
- Xơ xác, trơ trụi (phương ngữ miền Trung).
-
- Giao đu
- (Cành nhánh) gần nhau đến nỗi người ta có thể từ nhánh cây này đu sang cành cây gần bên.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Hom
- Đoạn thân cây dùng để giâm thành cây mới.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cúp
- Cắt (đọc theo âm tiếng Pháp của couper).
-
- Canh tân
- Cải cách theo lối mới.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Chương Đài
- Tên một con đường ở thành Trường An (Trung Quốc) thời Đường, nơi có nhiều lầu xanh. Nhà thơ Hàn Hoằng cưới một kĩ nữ họ Liễu làm vợ, nhà ở đường Chương Đài. Hàn Hoằng đi Thanh Châu nhậm chức, ba năm không về được, chỉ gửi cho vợ bài thơ: "Chương Đài liễu, Chương Đài liễu, tích nhật thanh thanh kim tại phủ? Túng sử trường điều y cựu thùy, dã ưng phan chiết tha nhân thủ." (Liễu Chương Đài, Liễu Chương Đài, ngày trước xanh xanh giờ ở đâu? Dẫu rằng cành dài rủ như xưa, cũng tay người khác vin bẻ rồi). Liễu thị cũng làm thơ đáp lại. Về sau, Liễu thị bị tướng Phiên là Sa Tra Lợi bắt làm thiếp. Một tráng sĩ là Hứa Tuấn dùng bài thơ cũ của Hàn Hoằng làm tin, liên lạc với Liễu thị, rồi lập mưu cứu nàng đưa về sum họp với Hàn Hoằng.
Cụm khách Chương Đài dùng để chỉ người yêu, và liễu Chương Đài chỉ sự xa cách của hai người đang yêu.
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
(Truyện Kiều)
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Sông Bồ Đề
- Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Bắc Ninh
- Một tỉnh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, rất giàu truyền thống văn hóa. Bắc Ninh có nhiều lễ hội (hội Lim, hội Đền Đô, hội Phù Đổng...), nhiều đền chùa (chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích...), là quê hương của danh tướng Cao Lỗ, Lý Thái Tổ, Nguyên Phi Ỷ Lan, đồng thời là cái nôi của dân ca quan họ.
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Lược ngà
- Lược chải đầu làm từ ngà voi, là loại lược quý hiếm, đắt tiền.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Chanh giấy
- Một loại chanh vỏ mỏng, nhiều nước, vị chua, thơm, múi xanh nhạt.
-
- Mắm mực
- Một loại mắm làm từ mực con nhỏ, còn gọi là mực cơm hay mực sữa. Mắm mực có mùi rất thơm, khi ăn chỉ cần cho ớt, tỏi và vài giọt chanh có thể ăn với cơm vào những ngày mưa rất ngon.
-
- Rau mũi viết
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Rau mũi viết, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Giấm son
- Thứ giấm rất chua nhưng dịu.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).