Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Tìm kiếm "vu"
-
-
Ông nói gà, bà nói vịt
Ông nói gà, bà nói vịt
-
Chưa đi anh đã vội về
Chưa đi anh đã vội về
Đã đi đừng vội, vội về đừng đi.Dị bản
Chưa đi anh đã vội về
Hay là xuân giục, vội về với xuân?
-
Lấy ngắn nuôi dài
Lấy ngắn nuôi dài
-
Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy
Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy
-
Chạy như cờ lông công
-
Của thiên trả địa
-
Của một đồng công một nén
Dị bản
Của một đồng công một lạng
-
Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối
Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối
-
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đói cho sạch, rách cho thơm
-
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau
Ăn cỗ đi trước
Lội nước đi sauDị bản
Ăn cỗ đi trước
Lội nước theo sau
-
Nói với người khôn không lại, nói với người dại không cùng
Nói với người khôn không lại
Nói với người dại không cùng -
Lạt mềm buộc chặt
-
Hùm chết để da, người ta chết để tiếng
Hùm chết để da, người ta chết để tiếng
Dị bản
Báo chết để da, người ta chết để tiếng
-
Bỏ thì thương, vương thì tội
Bỏ thì thương, vương thì tội
-
Tránh voi chẳng xấu mặt nào
Tránh voi chẳng xấu mặt nào
-
Con gà tức nhau tiếng gáy
Con gà tức nhau tiếng gáy
-
Nước có khi trong khi đục
Nước có khi trong khi đục
Người có kẻ tục người thanh -
Chim với phượng cũng kể loài hai chân
Dị bản
-
Suy bụng ta ra bụng người
Suy bụng ta ra bụng người
Chú thích
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Chạy như cờ lông công
- Cờ lông công là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hoả tốc (có nguồn nói cờ làm bằng lông gà, lông công là nói cho vần hoặc là từ láy). Chạy như cờ lông công là chạy như người lính trạm cầm cờ lông công, chuyển đệ tin tức quân sự khẩn cấp, ngày nay chỉ việc chạy tất tả ngược xuôi.
-
- Thiên
- Trời (từ Hán Việt).
Thiên trời địa đất
Cử cất tồn còn
(Tam thiên tự - soạn giả Đoàn Trung Còn)
-
- Địa
- Đất (từ Hán Việt).
Thiên trời địa đất
Cử cất tồn còn
(Tam thiên tự - soạn giả Đoàn Trung Còn)
-
- Nén
- Đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương 378 gram. Một nén bằng mười lạng, một lạng bằng 10 đồng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.