Tìm kiếm "cha ông"

Chú thích

  1. Vô tri
    Không hiểu biết
  2. Ô thước
    Con quạ (ô) và con chim khách (thước). Trong một số ngữ cảnh, từ này được dùng để gọi chung một loài chim.
  3. Ở đây có lẽ có sự nhầm lẫn giữa chữ ô (con quạ) với ô (màu đen).
  4. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  5. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  6. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  7. Ngong
    Ngóng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  8. Chộng
    Cái giỏ bắt cá (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  10. Trộn với nước rồi khuấy hay nhào kĩ.
  11. Xôi rền
    Xôi dẻo, ngon, do được nấu kĩ.
  12. Cảnh Hưng
    Niên hiệu của vua Lê Hiển Tông, vị hoàng đế áp chót của nhà Lê trung hưng. Xem thêm trên Wikipedia.
  13. Quả
    Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.

    Mâm quả cưới

    Mâm quả cưới

  14. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Chi mô
    Gì đâu (phương ngữ miền Trung).
  16. Cấy chi
    Cái gì (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  17. Dừ
    Giờ, bây giờ. Còn đọc là giừ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Phong lưu
    Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.

    Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
    Nợ phong lưu kẻ giả có người vay

    (Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)

  19. Cửa biển
    Nơi sông chảy ra biển, thuyền bè thường ra vào.
  20. Lái buôn
    Người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài.
  21. Sung
    Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  22. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Ở vậy
    Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
  24. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
  25. Xứ Đoài
    Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.

    Tứ xứ

    Tứ xứ