Tìm kiếm "trời biển"

Chú thích

  1. Bơ thờ
    Thẫn thờ và ngơ ngẩn vì không ổn định trong lòng.
  2. Lắng
    Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
  3. Thầy pháp
    Thầy phù thủy, theo tín ngưỡng dân gian được cho là có pháp thuật, trừ được tà ma quỷ quái.
  4. Hạ bạc
    Nghề bắt cá. Trong xã hội cũ, đây là một nghề bị coi thường, khinh rẻ.
  5. Ngỡi
    Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
  6. An Đại
    Tên một thôn nay thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
  7. Con ngựa (từ Hán Việt).
  8. Mược
    Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
  9. Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu
    Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt.
  10. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  11. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  12. Cửu lý hương
    Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.

    Một loài cửu lý hương

    Một loài cửu lý hương

  13. Gia thất
    Vợ chồng. Theo Thiều Chửu: Vợ gọi chồng là gia 家, cũng như chồng gọi vợ là thất 室. Vợ chồng lấy nhau vì thế gọi là “thành gia thất.”
  14. Đèo bòng
    Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
  15. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  16. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  17. Thích Ca
    Người sáng lập đạo Phật. Thích Ca (hay Thích Già) là phiên âm Hán Việt của 釋迦, từ này lại là chuyển ngữ của từ शाक्य Shakya trong tiếng Sanskrit. Shakya là tên một bộ tộc định cư ở miền bắc Ấn Độ thời cổ. Đức Phật là một thành viên của bộ tộc này, vì thế người ta còn gọi ngài là Phật Thích Ca (để phân biệt với các vị Phật khác). Trong dân gian, người ta cũng hay gọi tên ngài là Phật Tổ Như Lai.

    Phật Thích Ca

    Phật Thích Ca

  18. Tam bảo
    Ba cơ sở chính của Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học. Của chùa thường được gọi là của tam bảo.
  19. Tháng một
    Tháng thứ mười một trong âm lịch, tục gọi là tháng Một (không phải là nói tắt của "tháng Mười Một").
  20. Duyên nợ
    Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
  21. Tự
    Tại, bởi vì (từ cổ).
  22. Mạn
    Theo học giả An Chi, mạn là biến thể ngữ âm của miện, nay đọc thành diện, có nghĩa là "mặt", rồi nghĩa phái sinh là "phía," "miền," "miệt" (như "miệt vườn")...
  23. Bình vôi
    Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

  24. Vọng Phu
    Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
  25. Núi Nhồi
    Một ngọn núi nay thuộc địa phận thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có một cột đá cao khoảng 20 m, giống hình một người phụ nữ bế con, nhân dân gọi là Hòn vọng phu. Dưới chân núi Nhồi là làng Nhồi (gồm có Nhồi Thượng và Nhồi Hạ) có nghề chạm khắc đá từ thời nhà Lý.

    Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi Nhồi (ảnh: Lê Dậu)

    Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi Nhồi (ảnh: Lê Dậu)

  26. Chinh phụ
    Vợ của người đi ra trận (từ Hán Việt).
  27. Chí công
    Hết công, hết lòng.
  28. Bận
    Mặc (quần áo).
  29. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  30. Mỏ nhát
    Một loài chim nhỏ, lông rằn, vàng nâu, mỏ dài nhọn, bay rất nhanh và xa; thường kiếm mồi trong các ruộng ít nước ban ngày và kêu ban đêm. Người dân quê thường bắt chim mỏ nhát làm món nướng.

    Chim mỏ nhát

    Chim mỏ nhát

  31. Hổ mây
    Còn gọi là hổ mang chúa, một loại rắn độc lớn, thân có thể dài 5-7m. Gọi là hổ mây vì thân có vẩy như trái mây. Rắn hổ mây sống trên mặt đất, nhưng trèo cây và bơi rất giỏi, kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Trước đây rắn có nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, và có rất nhiều giai thoại như rắn hổ mây khổng lồ, hổ mây tát cá...

    Rắn hổ mây

    Rắn hổ mây

  32. Địa hoàng
    Một loại cây thân thảo, có rễ củ dùng làm thuốc Đông y (gọi là thục địa), chống suy nhược cơ thể, bổ máu, lợi tiểu, làm sáng mắt.

    Địa hoàng

    Địa hoàng

  33. Cỏ chỉ thiên
    Còn có các tên như cỏ lưỡi mèo, cỏ lưỡi chó, cỏ thổi lửa, một loài cỏ mọc hoang, sống dai, thân cao chừng 20-50cm, nhiều cành, gần như không có lá, cả cây có lông. Đây là một vị thuốc Đông y, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
  34. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  35. Phu thê
    Vợ chồng (từ Hán Việt).

    Có âm dương, có vợ chồng,
    Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

    (Cung oán ngâm khúc)

  36. Suối vàng
    Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.

    Gọi là gặp gỡ giữa đường
    Họa là người dưới suối vàng biết cho

    (Truyện Kiều)

  37. Sông Cái Lớn
    Tên một con sông lớn ở tỉnh Kiên Giang. Sông bắt nguồn rạch Cái Lớn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây-bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.

    Sông Cái Lớn đoạn chảy qua Gò Quao

    Sông Cái Lớn đoạn chảy qua Gò Quao