Giúp lời không ai giúp của
Giúp đũa không ai giúp cơm
Tìm kiếm "Khương Đình"
-
-
Mạ chiêm không có bèo dâu
-
Nằm giữa không mất phần chăn
Nằm giữa không mất phần chăn
-
Cho dù không vẹn chữ tòng
-
Em thương không thương nỏ biết
-
Ải thâm không bằng dầm ngấu
-
Thương anh không dễ nói ra
Thương anh không dễ nói ra
Nhớ anh không lẽ đến nhà mà kêu
Đến nhà thì sợ mang điều
Đứng ngoài cửa ngõ mà kêu, phiền lòng -
Thương em không quản xa gần
Dị bản
Thương nhau chẳng quản xa gần
Cầu không tay vịn cũng lần mà sang
-
Tới đây không hát thì hò
-
Có hay không mùa đông mới biết
Có hay không mùa đông mới biết
Giàu hay nghèo ba mươi tết mới hay -
Chửi cha không bằng pha tiếng
Chửi cha không bằng pha tiếng
Dị bản
Chém cha không bằng pha tiếng
-
Ví dầu không bẻ đặng hoa
-
Thương anh không tính bạc tiền
Thương anh không tính bạc tiền
Hun nhau một cái chết liền cũng vui -
Đứa mô không chộ thì mù
-
Học thầy không tày học bạn
-
Đàn ông không râu vô nghì
-
Trói gà không chặt
Trói gà không chặt
-
Mặt cắt không còn hột máu
Mặt cắt không còn hột máu
-
Ngó anh không dám ngó lâu
-
Nghỉ việc không gạo bỏ nồi
Nghỉ việc không gạo bỏ nồi
Ốm no bò dậy, không người chăm nom
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Tối về mới biết mình còn sống đây
Lầm than cực khổ thế này
Xúc than cuốc đất, tối ngày lọ lem
Chú thích
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Mự
- Mợ (phương ngữ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phủ Thừa Thiên
- Tên một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương thời nhà Nguyễn, bắt đầu dưới triều Minh Mạng, nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế với thủ phủ là thành phố Huế.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ải
- Cày lật đất lên, tháo hết nước đi để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho hoa màu trong đất.
-
- Dầm
- Cày đất, tháo nước vào để ngâm đất.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Bợ
- Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Cỡi
- Cưỡi (phương ngữ Trung Bộ). Cũng được phát âm là cợi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Vô nghì
- Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).