Ăn một miếng, tiếng muôn đời
Dị bản
Ăn một miếng, tiếng một đời
Ăn một miếng, tiếng một đời
Năm một nghìn không trăm mười
Vua Lý Thái Tổ cho dời thành xưa
Về Thăng Long dựng kinh đô
Muôn dân chung dựng cơ đồ ông cha
Lâu đài thành quách nguy nga
Có phố, có chợ thật là đông vui
Có sông Hồng thuyền tới lui
Có hồ nước mát thoảng mùi hương sen
Cửa ô, xóm phố nối liền
Thăng Long tấp nập trăm miền khơi thông
Vua Lý đã chọn đất rồng
Ngàn năm bền vững Thăng Long kinh kì
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Cùng một nhà lồn bà lồn cháu
Để một thì giàu
Chia nhau thì khó
Trời một vùng đêm dài không hạn
Mượn gió chiều hỏi bạn ngàn sông
Thân em là gái chưa chồng
Tơ duyên có chắc như dòng nước không?
Trời một vùng đêm dài vô hạn
Mượn gió chiều gửi bạn ngàn sông
Thân em là gái chưa chồng
Tơ duyên có chắc như dòng nước chăng?
Mất một anh sẽ đền ba
Khăn này có mất thì ta đền vàng
– Đền vàng em chẳng lấy vàng
Khăn này có mất thì chàng lấy em
Nắng một ngày héo cọng dây dưa
Anh đi đâu ngồi đó, trời trưa chưa về
Hát một đôi câu giải sầu muôn sự
Người mặc người, ta giữ ý ta
Ăn một mình đau tức,
Làm một mình cực thân
Mai mốt em về lấy chồng
Sang sông đã có thuyền rồng cưỡi chơi
Có một bà chủ xóm này
Thợ cấy thợ cày, muốn mướn rẻ công
Bụng bà rặt những gai chông
Miệng bà mật mía cũng không ngọt bằng
Con một mẹ, hoa một chùm
Thương nhau nên phải bọc đùm cho nhau
Sống một đồng không biết
Chết một đồng không đủ
Sống một đồng không hết
Chết mười đồng không đủ
Tiền một đồng mà đòi ăn hồng một hột
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)
Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.
"... ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời."
(Chiếu dời đô)