Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Tìm kiếm "đắng chát"
-
-
Anh đã có vợ con riêng
-
Vô tình chi bấy Ngưu Lang
-
Chịu oan mang tiếng bán vàm
-
Thơm không ngon cũng tiếng thơm vườn
-
Mảng coi hạc tắm suối vàng
-
Trống chùa mất mặt còn tang
Trống chùa mất mặt còn tang
Ông sư mất vợ còn đang đi tìm -
Đàn ông ít tóc an nhàn
Đàn ông ít tóc an nhàn
Đàn bà ít tóc dở dang duyên tình -
Trời mưa ếch nhái uênh oang
Trời mưa ếch nhái uênh oang
Thương ai gãy gánh giữa đàng quạnh hiu -
Gió đưa cây cải về trời
-
Tui hun mình dẫu có la làng
Tui hun mình dẫu có la làng
Thì tui la xóm hai đàng chịu phạt chung.
Tui hun mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tắc biến, tui chun xuống sànDị bản
Ôm mình dẫu có la làng
Thì tui la xóm hai đàng phạt chung.
Ôm mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tắc biến, tui chun xuống sànTui ôm, bậu có la làng,
Thì tui ôm riết hai đàng xấu chung.
Tui ôm bậu có làm hung,
Nói cùng bất quá tui chun xuống sàn
-
Chàng ơi thương thiếp mồ côi
Chàng ơi thương thiếp mồ côi
Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào. -
Có con phải khổ vì con
Dị bản
-
Nghiêng tai hỏi nhỏ Phật đồng
-
Sáng trăng giã gạo ngoài trời
Sáng trăng giã gạo ngoài trời
Cám bay phảng phất nhớ người đàng xa
Nhớ người da nuột má nà
Có vợ chưa, nói thiệt kẻo ở xa em lầmDị bản
-
Đường về đêm tối canh thâu
Đường về đêm tối canh thâu
Nhìn anh tôi tưởng con trâu đang cười -
Ai về Bến Hói thì sang
-
Thân em như cái sập vàng
-
Năm thức rau nấu năm nồi
-
Cái kiến mày ở trong nhà
Cái kiến mày ở trong nhà
Tao đóng cửa lại mày ra đằng nào?
Con cá mày ở dưới ao
Tao tát nước vào mày sống được chăng?
Chú thích
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Ngưu Lang, Chức Nữ
- Còn có các tên chàng Ngưu ả Chức hay ông Ngâu bà Ngâu, hai nhân vật trong truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ có mặt trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong phiên bản Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải, vì say mê nhau nên trễ nải công việc. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu kẻ ở cuối sông Ngân, và chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm rằm tháng Bảy âm lịch, trên một cây cầu do đàn quạ bắc nên (gọi là cầu Ô Thước). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, người trần gọi là mưa ngâu.
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Có giả thuyết rằng bài ca dao này nói về câu chuyện của bà Phi Yến (tên thật là Lê Thị Răm), thứ phi của Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long), và hoàng tử Cải con bà. Tương truyền khi Nguyễn Ánh muốn gửi con cả là hoàng tử Cảnh sang Pháp để cầu viện chống lại quân Tây Sơn, bà Phi Yến đã can ngăn chồng đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà." Tức giận, Nguyễn Ánh đày bà ra một hòn đảo nhỏ ở Côn Lôn. Khi quân Tây Sơn tấn công, Nguyễn Ánh cùng cung quyến và đám người tùy tùng xuống thuyền chạy ra đảo Phú Quốc. Hoàng tử Cải lúc bấy giờ mới 4 tuổi (có bản chép là 5) không thấy mẹ đâu, khóc lóc đòi mẹ. Nguyễn Ánh tức giận, ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải dạt vào bãi san hô và được người dân vớt lên chôn cất. Hay tin con mất, bà Phi Yến khóc lóc rất thảm thiết. Dân làng thương xót, đặt ra câu hát này.
Hiện nay ở Côn Đảo vẫn còn miếu Bà thờ bà Phi Yến, và miếu Cậu thờ hoàng tử Cải.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhơn cùng tắc biến
- Người gặp lúc lúc nguy khốn, tất sẽ nghĩ ra cách để ứng phó (thành ngữ Hán Việt).
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Có ý kiến cho rằng bài ca dao này nhằm phê phán Cù thị.
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Bến Hải
- Một một con sông ở miền Trung, chảy dọc theo vĩ tuyến 17 rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. Về tên sông, có thuyết nói là địa danh nguyên gọi là Bến Hói (hói nghĩa là sông nhỏ). Trong chiến tranh Việt Nam, sông là ranh giới chia cắt hai miền Bắc và Nam Việt Nam.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.