– Một nhánh trảy, năm bảy cành mai
Một nhánh mai, trăm hai nhánh thị
Chữ văn, chữ sĩ, anh đối trọn trăm câu
Đối rồi, anh hỏi chị em đâu?
Nếu chị em không có, anh bắt em hầu mười năm
– Một bụi tre sinh năm, ba bụi trảy
Một nhánh trảy sinh năm, bảy cây viết son,
Em có gả chị cho anh thì nhân nghĩa vẫn còn
Em mà không gả, anh bắt giữ con trọn đời
Tìm kiếm "canh tư"
-
-
Chim khôn lót ổ, lựa chỗ nhiều cành
Chim khôn lót ổ, lựa chỗ nhiều cành
Gái khôn lựa chỗ trai lành gởi thânDị bản
Chim khôn lót ổ lựa nhành
Gái khôn lựa chốn trai lành gởi thânChim khôn lót ổ lựa chỗ nhiều cành
Con cá khôn lựa vực, trai lành lựa nơiChim khôn tránh bẫy tránh lờ
Người khôn tránh tiếng hồ đồ mới khôn
-
Xa cây, xa cội, xa cành
Xa cây, xa cội, xa cành
Thác vong cam chịu sống không đành xa anh -
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy, giữ màu nhà quêDị bản
-
Chim kêu dươi suối, vượn hú trên nhành
-
Không chân mà chạy
-
Con chim hay hát
Con chim hay hát
Nó hát cành đa
Nó ra cành trúc
Nó rúc cành tre
Nó hát le te
Nó hát la ta
Nó bay vô nhà
Nó ra ruộng lúa
Nó múa nó chơi
Chim ơi, chim ơi! -
Vợ chồng trong ấm ngoài êm
-
Kiêu căng cậy khỏe chết nhanh
Kiêu căng cậy khỏe chết nhanh
Cảnh giác với bệnh lại thành sống lâu -
Có một con công
-
Thương chồng nấu cháo le le
-
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Cám cảnh thương chồng đi lạc đường xa -
Ôm sầu chất thảm ngày đêm
Ôm sầu chất thảm ngày đêm
Năm canh lăn lộn, gối nghiêng một mình -
Yêu nhau nấu cháo củ tre
-
Học trò đi học đã về
-
Đêm thổn thức ngồi khêu đèn phụng
-
Anh đi anh nhớ Tháp Mười
Dị bản
-
Thương chồng nấu cháo nhơn ngôn
-
Người An Giang thật thà chất phác
-
Con cò mà đi ăn đêm
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò conVideo
Chú thích
-
- Trảy
- Loại cây thuộc họ tre trúc, thân thẳng, không có gai.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Cá lịch
- Có nơi gọi là lệch hoặc nhệch, tên chung của một số loài cá-lươn phổ biến. Cá lịch có hình dạng tương tự con lươn, mình thon dài, da trơn không vảy, đuôi thon nhọn, mắt nhỏ. Tùy vào từng loài khác nhau, cá lịch có thể có vây hoặc không vây, cũng như màu da có thể là màu trơn hoặc có đốm hay có sọc. Các loài cá lịch thường sống ở biển hoặc ở vùng nước lợ (cửa sông), nhưng cũng có thể bơi ngược dòng đến sống ở sông ngòi hay ruộng đồng nước ngọt. Vào ban ngày, cá lịch chui rúc trong bùn, cát, đến đêm thì bơi ra kiếm ăn ở tầng đáy nước. Thức ăn của cá lịch là các loài cá hay giáp xác nhỏ. Đối với người Việt Nam, cá lịch là một loài thủy sản bổ dưỡng tương tự như lươn.
-
- Chim gà, cá lệch, cảnh cau
- Chim ngon nhất là gà, cá ngon nhất cá lịch, cảnh đẹp nhất cây cau.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Bát đàn
- Bát nông lòng, làm bằng đất nung thô có tráng men, thời xưa thường dùng.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Thạch tín
- Cũng gọi là nhân ngôn (vì chữ tín 信 gồm chữ nhân 亻và chữ ngôn 言 ghép lại), là tên gọi chung của một số hỗn hợp chứa chất Asen (Arsenic) và hợp chất của Asen với Oxy, rất độc, nhưng đồng thời là một vị thuốc trong đông y.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Lụn
- Sắp hết, mòn dần đi.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Súng
- Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.
-
- Mỹ An
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Bình Thạnh
- Địa danh trước tên là Cồn Dâu thuộc tỉnh Kiến Phong cũ, nay là một xã cù lao thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
- Nha Mân
- Vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nay thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Tương truyền, khi bại trận Rạch Gầm-Xoài Mút, trước khi tháo chạy ra đảo Phú Quốc, Nguyễn Ánh đã bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ. Sau đó, các cung phi sắc nước nghiêng thành này đã lấy các chàng trai ở đất Nha Mân. Chính vì vậy, con gái Nha Mân tuy xuất thân từ nông dân nhưng đều có nhan sắc. Đầu thế kỉ 20, nghe danh gái Nha Mân, vua Cao Miên cũng tìm sang kiếm vợ.
-
- Mã tiền
- Cây thân gỗ, cao tới 25 m, mọc hoang ở miền rừng núi. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, có hạt dẹt như chiếc khuy áo. Hạt mã tiền (mã tiền tử) vị đắng, tính hàn, rất độc, được dùng trong đông y làm thuốc xoa bóp, chữa liệt nửa người, chó dại cắn, trị ghẻ...
-
- An Giang
- Tỉnh đông dân nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp với các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và biên giới Campuchia, hai tỉnh lị là Long Xuyên và Châu Đốc. Đất An Giang màu mỡ, nhiều phù sa và khoáng sản, lại có lắm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, núi Sam, Thất Sơn, rừng tràm Trà Sư...
-
- Xáo
- Nấu trộn lộn nhiều đồ ăn vào một món.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.