Nhà mặt đồng
Chồng giáo viên
Con hưởng ưu tiên miền núi
Tìm kiếm "mặt nước"
-
-
Nhà mặt phố, bố làm to
Nhà mặt phố
Bố làm toDị bản
Nhà mặt phố
Bố làm quan
-
Rao mật gấu bán mật heo
Rao mật gấu bán mật heo
-
To mắt hay nói ngang
To mắt hay nói ngang
-
Trước mặt cả nể, kể lể sau lưng
Trước mặt cả nể, kể lể sau lưng
-
Có mặt mà chẳng có mồm
-
Tướng mất Sĩ như đĩ mất váy
Tướng mất Sĩ như đĩ mất váy
-
Đời mạt kiếp sao anh không thấy
Đời mạt kiếp sao anh không thấy
Phỉnh phờ anh nó nói giàu sang
Xui anh vào lính Tây bang
Để cho chúng nó ngủ an trên lầu
Anh ơi phú quý về đâu
Thân mình khổ cực bù đầu tóc xơ
Anh mau về lúc bây giờ
Ở nhà cha đợi mẹ chờ em trông -
Trời mưa mát đất
Trời mưa mát đất, con cá lóc (nó) thoát khỏi nò
Cả tiếng kêu người nghĩa trên bờ,
(Vậy chớ) mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm.Dị bản
Trời mưa mát đất con cá lóc nó thoát khỏi nò
Mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm.
-
Cả giận mất khôn
-
Hoa thơm mất nhụy đi rồi
Hoa thơm mất nhụy đi rồi,
Còn thơm đâu nữa mà người ước ao. -
Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng
Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vợ đẹp mặt, chồng đau lưng
Vợ đẹp mặt, chồng đau lưng
-
Xuôi chèo mát mái
Xuôi chèo mát mái
-
Vua nào mặt sắt đen sì?
-
Chưa chồng mặt lắc mày lay
Chưa chồng mặt lắc mày lay
Chồng rồi, ruồi đậu ruồi bay mặc ruồi -
Trên đời mất cắp như chơi
-
Con lợn mắt trắng thì nuôi
Con lợn mắt trắng thì nuôi
Những người mắt trắng đánh rồi đuổi đi -
Cấy bằng mặt, gặt bằng đầu
-
Quan văn mất một đồng tiền
Chú thích
-
- Nò
- Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Hàn vi
- Nghèo hèn (từ Hán Việt)
-
- Mai Hắc Đế
- Sinh vào cuối thế kỷ 7 ở Mai Phụ, Nam Đàn, Nghệ An, mất vào năm 722. Đa số các tài liệu ghi rằng tên thật của ông là Mai Thúc Loan, một số khác lại cho ông tên thật là Mai Phượng, tên tự là Mai Thúc Loan. Năm 713, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu (tên vùng Nam Đàn, Nghệ An lúc bấy giờ) chống lại nhà Đường, đến tháng 4 thì xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế, xây dựng kinh đô Vạn An tại vùng Sa Nam, giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713-722). Năm 723, nhà Đường cho lực lượng lớn kéo sang đàn áp, Vạn An thất thủ. Có thuyết nói ông bị chém khi giáp trận với giặc, thuyết khác cho ông bị sát hại sau khi quân Đường chiếm được Vạn An, có thuyết lại nói trong khi rút quân, ông bị rắn độc cắn mà chết.
Về tên hiệu của ông, một số sử sách chép rằng đó là do ông có làn da ngăm đen. Theo Việt điện u linh tập, theo thuyết Ngũ hành, Dịch lý thì màu đen tượng trưng cho nước, mà Mai Thúc Loan vốn xuất thân ở gia đình nấu muối vùng ven biển nên có thể ông lấy hiệu Hắc Đế để hợp với mệnh của mình.
-
- Lý Thái Tổ
- Tên húy là Lý Công Uẩn (974-1028), vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử nước ta, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La (hay La Thành - ngày nay là Hà Nội) vào năm 1010 và đổi tên thành Thăng Long.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Quận công
- Một tước hiệu thời phong kiến trong lịch sử nước ta, phổ biến nhất vào thời vua Lê - chúa Trịnh. Khi ấy quận công được xếp chỉ sau vua, chúa và vương.