Tiếng anh ăn học văn chương
Lại đây em hỏi: Chữ thương ai bày?
– Thương mây thương gió, chẳng có ai bày
Hai đứa mình nói chuyện lâu ngày ắt phải thương.
Tìm kiếm "cha ông"
-
-
Nhông nhông như chiếc sào chong
-
Vợ chồng cùng tuổi ngồi duỗi mà ăn
Dị bản
Đồng tuổi, ngồi duỗi mà ăn
-
Vợ chồng hàng xáo chúng ta
-
Ai đi bờ đắp một mình
-
Ới thầy mẹ ơi cấm đoán con chi
-
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
-
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Ví dù tình có dở dang
Thì cho thiếp đón đò ngang thiếp vềVideo
-
Làm trai học sẩy học sàng
-
Làm trai cho đáng nên trai
-
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Thầy mẹ gả bán cho anh thật thà
Bây giờ chê xấu chê xa
Chê cửa chê nhà chê khó chê khăn
Ở đâu yểu điệu thanh tân
Sao anh chẳng chịu cầm cân đi lừa?
Vàng mười đắt mấy sao anh chẳng mua?
Cầm cân đi lừa lại phải thau năm
Thau năm đánh lẫn vàng mười
Rồng vàng cuộn khúc nghĩ đuôi thằn lằn -
Bèo than phận bèo khi trôi khi nổi
-
Hồi nào anh ngủ, em ngồi
Hồi nào anh ngủ, em ngồi
Con muỗi bay qua em đập, nhớ mấy hồi gian lao -
Ghe bầu trở lái về đông
-
Tay bưng dưa giá, cá chiên
Tay bưng dưa giá, cá chiên
Chồng thanh, vợ lịch mãi nhìn quên ăn -
Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghenDị bản
Bên dưới có sông, bên trong có chợ,
Hai đứa mình kết chồng vợ nghe hôn!
-
Bấy lâu cách trở phu thê
-
Thế gian được vợ hỏng chồng
-
Tiếc thay hạt gạo tám xoan
-
Đèn ai leo lét bên sông
Đèn ai leo lét bên sông
Giống đèn mẹ chồng đi rước nàng dâu
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Già kén kẹn hom
- Kén của con tằm nếu để quá lâu sẽ dính chặt vào hom (những búi rơm, rạ hoặc cây rang, cây bổi...), khó gỡ ra. Ở đây có sự chơi chữ, chữ kén trong kén tằm đồng âm với kén trong kén chọn. Từ đó, nghĩa của câu thành ngữ này là nếu quá kén chọn dễ dẫn đến quá lứa, lỡ thì.
-
- Hàng xáo
- Nghề đong thóc về xay giã thành gạo rồi đem bán để kiếm lãi. "Hàng xáo" còn để chỉ chung những người buôn bán nhỏ, ít vốn, phải xoay xở mua rồi bán trong thời gian ngắn nhất.
-
- Bách niên giai lão
- Sống cùng nhau cho đến trăm tuổi. Đây là lời chúc dành cho cặp vợ chồng mới cưới.
-
- Và
- Vài.
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Chéo áo
- Mảnh vải nhỏ hình tam giác may liền vào hai bên vạt áo để vạt áo rộng thêm ra ở phía dưới, theo kiểu cũ.
-
- Phu quân
- Tiếng người vợ gọi chồng (từ Hán Việt).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Sảy
- Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Con cón
- Gọn gàng, nhanh nhẹn (từ cổ).
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Lừa
- Lựa chọn.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Ghe bầu
- Loại ghe (thuyền) đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Ghe bầu ra đời từ giữa thế kỷ 16, có nguồn gốc tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. Tên "ghe bầu" bắt nguồn từ tiếng Khmer xòm pầu.
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Tề
- Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).