Mưa từ thung lũng mưa ra
Trèo non, lội suối em qua tìm chồng
Tìm chồng sao chẳng thấy chồng
Lênh đênh trôi dạt theo dòng tới đâu
Tìm kiếm "cha ông"
-
-
Tháng giêng là tiết mưa xuân
-
Anh về kiếm vợ cho xong
-
Mây giăng trên ngọn non Vồng
-
Anh thì quần áo rong chơi
Anh thì quần áo rong chơi
Ðể em đi cấy mồ hôi ướt đầm -
Chê chồng rồi lại chồng chê
Chê chồng rồi lại chồng chê
Tôi ăn cho béo tôi về nhà tôi -
Chồng tới thì vợ phải lùi
Chồng tới thì vợ phải lùi
Chồng tới vợ tới thì dùi vào lưngDị bản
Chồng tiến thì vợ phải lùi
Chồng tiến vợ tiến hỡi ôi còn gì?
-
Đang khi chồng giận mình đi
-
Vợ một cột chặt dây trầu
-
Họ giàu họ nghinh hôn giá thú
-
Mèo nằm bồ lúa khoanh đuôi
-
Nứa trôi sông không giập thì gãy
-
Ngồi buồn nghĩ giận con dâu
-
Nghèo thì áo rách phải mang
Nghèo thì áo rách phải mang
Nước sông gạo chợ, thiếp chàng nuôi nhau -
Vì chàng thiếp phải long đong
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp đã xong một bề
Vì chàng thiếp phải ủ ê
Thiếp ở chàng về chàng tính làm sao? -
Chồng lanh cưới vợ khù khờ
-
Gió hiu hiu chín chiều ruột thắt
-
Ba giận thì má dẫy na
-
Xu xoa hai chén bốn đồng
-
Đèn hết dầu đèn cháy tới tim
Đèn hết dầu đèn cháy tới tim
Một ngày gá nghĩa cũng niềm phu thê
Chú thích
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Lộn
- Lẫn lộn.
-
- Núi Vồng
- Tên một ngọn núi cao nằm ở phía Bắc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay.
-
- Sông Châu Giang
- Một con sông thuộc hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình của miền Bắc, nằm trọn trong địa phận tỉnh Hà Nam. Đây là một con sông có vị trí quan trọng nằm trong lưu vực sông Nhuệ- Đáy. Một đầu của sông được nối với sông Đáy tại Phủ Lý nên sông còn gọi là sông Phủ Lý. Đoạn sông chảy qua xã Yên Lệnh, huyện Duy Tiên gọi là sông Lệnh.
Châu Giang là phân lưu cũ của sông Hồng, nối với sông Hồng bằng hai cửa: cửa Yên Lệnh-Mạc (Duy Tiên- Lý Nhân) và cửa Hữu Bị, xã Nhân Hậu (Lý Nhân).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đa đoan
- Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Truyện Kiều)
-
- Nghinh hôn
- Cũng nói là nghênh hôn, nghĩa là đón dâu. Đây là một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
-
- Giá thú
- Giá là lấy chồng, thú là lấy vợ. Giá thú vì thế chỉ việc cưới hỏi nói chung.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Dẫy na
- Vậy hả? (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Xu xoa
- Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.