Tìm kiếm "cha ông"
-
-
Trăng thanh chờ đợi, trăng lu
-
Đèn nào cao bằng đèn Sở Thượng
-
Anh than với em rằng phận anh nghèo
-
Ngày nào nên nghĩa vợ chồng
Ngày nào nên nghĩa vợ chồng
Đôi đứa ta như thể cá hóa rồng lên mây. -
Lỡ rồi cơm khét cơm khê
-
Ngó lên hòn núi Điện Bà
-
Khó nghèo một vợ một chồng
-
Cậy người giá thú trao lời
-
Vợ chồng đầu gối má kề
-
Đồng ăn đồng gửi cho chồng
-
Tháng chín mưa giông thuyền mong ghé bến
Tháng chín mưa giông thuyền mong ghé bến
Từ nơi bãi biển qua đến buổi chợ chiều
Nuôi con chồng vợ hẩm hiu
Nhà tranh một mái tiêu điều nắng mưa -
Con chim khôn kiếm nhành cây xanh nó đậu
-
Gạo Ba Thắc trắng như bông bưởi
-
Đờn tranh dây xế dây xang
-
Mẹ hiền lại gặp dâu hiền
Dị bản
Dâu hiền lại gặp mẹ hiền
Cái quần tám túm cũng liền như xưa
-
Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Chồng chèo thì vợ cũng chèo,
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.Dị bản
Chồng chèo thì vợ cũng chèo,
Hai đằng đã nghèo lại đụng lấy nhau
-
Từ hồi tôi đụng anh này
Từ hồi tôi đụng anh này
Chân không bén đất, đầu đầy rác rơm -
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Cám cảnh thương chồng đi lạc đường xa -
Vọng phu hoá đá chờ chồng
Chú thích
-
- Áo dài
- Trang phục truyền thống của nước ta, gần như trở thành một biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, tuy nam giới cũng mặc được. Áo dài có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi, từ đi chơi, đi học cho đến dịp lễ lạc, tiếp khách trang trọng. Hiện chưa rõ nguồn gốc xuất xứ của áo dài, theo thời gian nó đã được cách tân cách điệu nhiều lần, nhưng hình dạng cơ bản vẫn giữ nguyên. Kiểu dáng hiện nay do họa sĩ Lê Phổ sửa lại từ những cải cách quan trọng của họa sĩ Cát Tường vào thập niên 30 của thế kỉ trước.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Vọng Phu
- Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Sông Sở Thượng
- Một nhánh của sông Tông-lê-Prreat chảy song song với sông Tiền, bắt nguồn từ Ba-năm (Campuchia) và đổ vào sông Tiền ở thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
-
- Trọng
- Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Gá
- Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Núi Bà Đen
- Một ngọn núi thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là ngọn núi cao nhất miền Tây Nam Bộ (986m), cũng gọi là núi Một hoặc núi Điện Bà. Chùa và núi Bà Đen là những di tích văn hóa - lịch sử tiêu biểu của Tây Ninh.
-
- Hà cớ
- Lí do gì? (từ Hán Việt).
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Giá thú
- Giá là lấy chồng, thú là lấy vợ. Giá thú vì thế chỉ việc cưới hỏi nói chung.
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Hồ
- Gần. Cũng nói là hầu.
Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
đôi mắt người hồ như biển đông
có mưa-tôi-cũ về ngang đó
tự buổi thiên đàng chưa lập xong
(Bài nhân gian thứ nhất - Du Tử Lê)
-
- Lính tráng
- Lính tiếp tục ở lại làm lính sau khi đã mãn hạn lính.
-
- Đôn hậu
- Ăn ở hiền lành, có đạo đức, cư xử tốt với mọi người (chữ Hán đôn và hậu đều có nghĩa là dày dặn, đầy đủ).
-
- Ba Thắc
- Tên của một địa danh ở miền Nam, xuất phát từ chữ Bassac trong tiếng Khmer. Hiện có ba cách giải thích về địa danh này:
1. Vùng đất ngày xưa thuộc địa phận của Campuchia, người Khmer gọi là Srok Bassac. Vùng đất này kéo dài từ Châu Đốc xuống Cà Mau hiện nay.
2. Tên gọi khác của sông Hậu (người Khmer gọi là Tonlé Bassac).
3. Tên gọi một trong ba cửa biển của sông Hậu, bao gồm Tranh Đề, Định An và Ba Thắc. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa.
-
- Phông tên
- Vòi nước. Từ này bắt nguồn từ chữ fontaine trong tiếng Pháp. Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thường đặt các trụ nước sinh hoạt ở ngã tư đường tại Sài Gòn, mỗi trụ có bốn mặt, mỗi mặt có một vòi nước. Trụ này được gọi là phông tên nước, nước lấy từ đây gọi là nước phông tên. Hằng ngày, người dân sống quanh vùng đến đây để gánh nước về để phục vụ sinh hoạt.
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
-
- Đúm
- Đốm (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Phiên bang
- Nước của người Phiên. Người Trung Quốc xưa gọi các dân tộc sống ngoài biên cương của mình là người Phiên. Về sau chữ "Phiên" được sử dụng để chỉ nước ngoài nói chung, đặc biệt là những nước không theo văn hiến Trung Hoa.