Giàu vì bạn,
Sang vì vợ
Tìm kiếm "cha ông"
-
-
Bán vợ đợ con
-
Phượng chắp cánh, lòng còn đợi gió
-
Rộng đồng cỏ chỉ mọc lan
Rộng đồng cỏ chỉ mọc lan
Phải duyên chồng vợ gian nan không rời -
Trồng cây cũng muốn cây xanh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cô Ba, cô Bốn lấy chồng
Cô Ba, cô Bốn lấy chồng
Cô Năm ở lại giật mồng tăng tăng -
Thương mình tôi đi xuống đi lên
Thương mình tôi đi xuống đi lên
Đi nát cả cổng mà không nên vợ chồng -
Anh đi đâu ba bữa anh về
Anh đi đâu ba bữa anh về,
Buông câu nước đục chớ hề ở lâuDị bản
Anh đi ba bữa anh về,
Rừng cao nước độc chớ hề ở lâu
-
Anh đi đâu bỏ nhện giăng mùng
Anh đi đâu bỏ nhện giăng mùng
Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu -
Một lời thề, không duyên thời nợ,
Một lời thề, không duyên thời nợ
Hai lời thề, không vợ thời chồng
Ba lời thề, khai núi lấp sông
Em quyết theo anh cho trọn, kẻo uổng công anh chờ -
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
-
Đèn cầu tàu còn dầu còn cháy
Đèn cầu tàu còn dầu còn cháy
Cửa nhà máy hết cháy còn than
Lấy chồng thì lấy cho sang
Lấy chi thằng điếm dọn bàn cho Tây -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chồng chết còn chửa hết tang
Dị bản
Chồng chết thì chưa đoạn tang
Cái lồn ngáp ngáp như mang cá mè
-
Kết tóc xe tơ
-
Vai mang chiếc nóp rách
-
Tội gì mà ở chính chuyên
-
Biết rằng chồng ai, vợ ai
Biết rằng chồng ai, vợ ai
Bao giờ ra bản ra bài sẽ hay -
Trai nuôi vợ đẻ gầy mòn
Trai nuôi vợ đẻ gầy mòn
Gái nuôi chồng ốm béo tròn cối xay -
Con biết lẫy thì bố biết bò
-
Chồng em như cột đình xiêu
Chú thích
-
- Ở đợ
- Làm công trong nhà người khác để trừ nợ (phương ngữ Nam Bộ). "Đợ" có nghĩa là thế vật hoặc người để trừ nợ.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Hổng đặng
- Không được.
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Cái nóp
- Còn gọi là chiếc nóp, là một loại túi ngủ có tác dụng chống muỗi và côn trùng của người dân nghèo miền Tây Nam Bộ trước kia. Nóp là một tấm đệm đan bằng sợi bàng, dài khoảng chừng 2 mét, rộng chừng 1 mét. Tấm đệm bàng này được gập đôi lại, may khít hai đầu nên kín được 3 cạnh, chỉ chừa lại một mí ngang gọi là lưỡi gà để người chui vào nằm. Nằm trong nóp có thể chống lạnh, muỗi mòng, bù mắt và vắt nhưng rất ngột ngạt nên chỉ người dân nghèo mới sử dụng.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.