Tìm kiếm "Mưa sa"

Chú thích

  1. Gió mùa Đông Bắc
    Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
  2. Nhất buổi trưa, nhì trời mưa
    Hai thời điểm dễ khiến người ta rạo rực, hứng tình (quan niệm dân gian).
  3. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  4. Chầy
    Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
  5. Bể
    Biển (từ cũ).
  6. Ngàn
    Rừng rậm.
  7. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  8. Đất biền
    Vùng đất ven sông, ngập nước khi thủy triều lên.
  9. Thuyền thúng
    Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.

    Chèo thuyền thúng.

    Chèo thuyền thúng.

  10. Mống
    Cầu vồng (phương ngữ).
  11. Sổ lương thực
    Gọi nôm na là sổ gạo, một quyển sổ ghi chỉ tiêu lượng lương thực một hộ gia đình được mua hàng tháng trong thời kì bao cấp. Ví dụ, người dân thường có quyền mua 1,5 lạng thịt/tháng, trong khi cán bộ cao cấp có thể mua 6 kg/tháng.

    Sổ mua lương thực

    Sổ mua lương thực

  12. Nếp
    Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.

    Xôi nếp

    Xôi nếp

  13. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Nữ nhi
    Con gái nói chung.
  15. Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.

    Sàng và rá

    Sàng và rá

  16. Liếp
    Tấm mỏng đan bằng tre nứa, dùng để che chắn.

    Tấm liếp

    Tấm liếp

  17. Eo Gió
    Tên một cái đèo nằm ở sườn núi Đình Cương, giáp ranh của các huyện Nghĩa Hành, Ba Tơ và Minh Long thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây khu vực này là rừng núi heo hút, hiểm trở, nhiều thú dữ, đồng thời cũng là căn cứ kháng chiến chống Pháp.

    Một khúc đèo Eo Gió

    Một khúc đèo Eo Gió

  18. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  19. Cựu
    Cũ, xưa (từ Hán Việt).
  20. Tân
    Mới (từ Hán Việt).
  21. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  22. Ngân Hà
    Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.

    Nguồn: Rick Whitacre.

    Dải Ngân Hà. Nguồn: Rick Whitacre.

  23. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  24. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  25. Ba đào
    Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
  26. Sếu
    Loài chim lớn, có cổ và chân dài. Sếu sống theo đàn, và cứ mỗi mùa đông thì cả đàn bay về phương Nam tránh rét.

    Đàn sếu

    Đàn sếu

  27. Có bản chép: diều.
  28. Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa
    Ngày gió gà dễ bị toi, ngày mưa thì chó xấu mã.