Tìm kiếm "chín suối"

Chú thích

  1. Đụn
    Kho thóc.
  2. Cầu Ròn (hay cầu Roòn) bắt qua sông Ròn ở Quảng Bình, làm 10 năm mới xong. Bài ca dao này nhại theo hai câu trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu:

    Chín năm làm một Điện Biên,
    Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.

  3. Bù giá vào lương
    Một giải pháp kinh tế của thời bao cấp, theo đó các hàng hóa phân phối cho công nhân viên chức được quy ra tiền theo giá thị trường rồi cộng vào lương tháng. Giải pháp này giải quyết được nhiều vấn đề của cơ chế bao cấp: chính quyền nắm được giá cả, công nhân viên được tự do lựa chọn hàng hóa, giảm tình trạng đầu cơ… Đây là sáng kiến của ông Nguyễn Văn Chính (thường gọi là Chín Cần), bí thư tỉnh Long An lúc bấy giờ.
  4. Vi
    Vây.
  5. Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
  6. Cải ngồng
    Một loại cải ăn rất ngọt, được chế biến thành nhiều món ngon.

    Cải ngồng luộc, chẹp chẹp

    Cải ngồng luộc

  7. Có bản chép: nên làm.
  8. Mưa rươi
    Mưa nhỏ và rất ngắn, thường có vào cuối mùa mưa ở miền Bắc, vào khoảng tháng chín âm lịch, trùng với mùa có rươi ở vùng biển.
  9. Mưa cữ
    Một tên gọi của mưa tháng mười. Có ý kiến cho rằng gọi là "mưa cữ" vì mưa tháng mười dễ làm người ta bị ốm, cảm khật khừ như bà ở cữ (vừa đẻ dậy).
  10. Mưa rấp
    Mưa lớn, mưa mịt mù.
  11. Trộ
    Trận (phương ngữ).
  12. Rươi
    Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.

    Con rươi

    Con rươi

  13. Ra
    Một loại cua nhỏ, thịt ngọt, chỉ xuất hiện vào khoảng tháng mười âm lịch.
  14. Rạm
    Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...

    Con rạm

    Con rạm

  15. Ruốc
    Một loại tôm nhỏ (chỉ dài khoán 10-40mm), thường được đánh bắt dùng để làm mắm (mắm ruốc, mắm tôm hoặc mắm chua) hay phơi khô thành ruốc khô, có thể xay vụn thành bột ruốc.

    Ruốc khô

    Ruốc khô

  16. Quy gai xốp
    Tên gọi chung của hai loại bánh: quy gai và quy xốp. Ở miền Bắc trước đây, nhất là vào thời bao cấp, hai loại bánh này rất phổ biến, có mặt ở hầu hết các tiệc cưới, lễ Tết…
  17. Bốn loại "nghề nghiệp" phổ biến vào thời bao cấp.
  18. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  19. Chum
    Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.

    Chum

    Chum

  20. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  21. Tua rua
    Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey. Ảnh của:  NASA/ESA/AURA/Caltech.

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey.
    Ảnh của: NASA/ESA/AURA/Caltech.

  22. Bắc Đẩu
    Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.

    Chòm sao Bắc Đẩu

    Cụm sao Bắc Đẩu