Yêu nhau nên phải ra đi
Đi sao tìm thấy cố tri mới đành
Tìm anh tất cả thị thành
Tưởng rằng anh ở Hàng Mành không xa
Chữ tình ta lại gặp ta
Hàng Mành chẳng thấy tìm ra Hàng Hòm
Phố thời bán những mâm son
Duyên kia sao chẳng vuông tròn cùng nhau.
Tìm kiếm "răng rứa"
-
-
Một lời, đã trót nói ra
Một lời, đã trót nói ra,
Dù rằng bốn ngựa, khó mà đuổi theo -
Con gái mà lấy cha dòng
-
Sông kia bên lở bên bồi
Sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục bên trong bên nào -
Em là con gái nhà quê
Em là con gái nhà quê
Ham bên tài sắc nhiều bề ái ân
Chẳng ham tham phú phụ bần
Duyên rằng duyên phải nợ nần nhau đây
Chàng có sang, chàng phải chọn ngày
Mối manh cho rõ xe dây xích thằng
Cầm cân chàng nhấc cho bằng
Một bên cối đá một đằng tiền cheo
Hỏi chàng rằng có hay nghèo
Lệ làng phải sửa bấy nhiêu mới từng … -
Không trơn mà trượt mới tài
Không trơn mà trượt mới tài
Không chồng mà đẻ con trai mới tình
Nâng lên đặt xuống một mình
Than rằng: con ở trong mình mẹ ra
Có con mà chẳng có cha
Lòng mẹ chua xót người ta chê cười
Bởi vì mẹ cợt mẹ cười
Cho nên mẹ đẻ mẹ nuôi một mình -
Chè ngon ai hái nửa nương
Chè ngon ai hái nửa nương
Cau non nửa chẽ người thương nửa chừng
Hai hàng nước mắt ngập ngừng
Thà rằng ngày trước ta đừng gặp nhauDị bản
Chè non em hái nửa vườn
Cau non nửa chục, người thương nửa chừng
Đắng cay như bát nước gừng
Biết ra dang dở thì đừng quen nhau
-
Nực cười cơm cháy quạ tha
Nực cười cơm cháy quạ tha
Anh cầm duyên em lại, cho già rụng răng -
Cái cân có quỷ có ma
-
Công em gánh gạch đền đây
Công em gánh gạch đền đây
Chẳng đắp nên núi cũng xây nên tường
Công em gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Ví dầu chẳng được thắp hương
Thì em đạp đổ bức tường em raDị bản
Công tôi gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Chả tin, lên hỏi ông thầy
Gạch này ai gánh, chùa này ai xây?
-
Tre già làm cọc bờ rào
Tre già làm cọc bờ rào
Tre non làm lạt buộc vào cọc tre
Tre già thấy sự khó nghe
Mắng rằng: Mày định trói què tao ư?
Con nhà vô phúc thế ru!
Đẻ ra cho lắm, con hư cũng sầu.
Tre non nghe nói cúi đầu
Sụt sùi kể lại mấy câu sau này:
Thưa cha sự trói cha đây
Thực tình chẳng phải tự tay con nào
Chẳng qua người cậy có dao
Chẻ con làm lạt buộc vào cổ cha
Người làm ta lại buộc ta
Để ta gìn giữ cửa nhà họ yên. -
Đầu đường có một dây leo
Đầu đường có một dây leo
Trông cậy sậy nhỏ, ra điều mỉa mai
Rằng: “Sao bé thấp lạ đời,
Trông em, anh cũng nực cười lắm thay”
Nghe lời, sậy mới đáp ngay,
Rằng: “Mày không nghĩ phận mày xem sao,
Nhờ ai mày mới được cao?
Những như thân ấy, còn bao giờ mà?
Ta đây dù thấp là đà,
Tự ta ta mọc, chẳng nhờ cậy ai” -
Mặc tình ai dễ ép ai
-
Tiếc công lên thác xuống ghềnh
-
Huyện Thanh Trì kia làng Thịnh Liệt
-
Lưỡi người ta vốn không xương
-
Lấy lính thì được ăn lương
Lấy lính thì được ăn lương
Lấy thầy ăn óc, ăn xương gì thầy
Thà rằng nhịn đói ăn mày
Còn hơn đi lấy nửa thầy nửa dâm -
Phất cờ cắm ở trên đầu
-
Ba năm bú mớm con thơ
-
Chúa Tàu mở hội bên Ngô
Chú thích
-
- Cố tri
- Người quen biết cũ (từ Hán Việt).
Xưa từng có xóm có làng
Bà con cô bác họ hàng gần xa
Con trâu, con chó, con gà
Đàn cò, lũ sẻ, đều là cố tri.
(Mộc mạc - Võ Phiến)
-
- Hàng Mành
- Một trong các phố cổ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo Phố và đường Hà Nội của tác giả Nguyễn Vĩnh Phúc (NXB Giao thông Vận tải, 2004), phố Hàng Mành ra đời từ hơn một trăm năm trước, do người làng Giới Tế (thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh) di cư đến lập nghiệp, mang theo nghề làm mành cửa cổ truyền của làng Giới Tế.
-
- Hàng Hòm
- Một phố cổ của Hà Nội, thời xưa có nhiều hàng làm nghề sơn gỗ, dần dần phát triển thành bán các loại rương, hòm, tráp bằng gỗ sơn, về sau lại phát triển thêm các mặt hàng mới như va li, cặp da, túi xách. Tên phố vẫn giữ nguyên qua nhiều thời đại, nghề làm hòm vẫn phát triển cho đến sau 1975, chỉ mới mai một gần đây, thay vào đó là nghề bán sơn phát triển mạnh.
-
- Cha dòng
- Linh mục trong đạo Thiên Chúa.
-
- Mắm nhĩ
- Còn gọi là nước mắm cốt, loại nước mắm rất ngon, được dùng để pha với các loại mắm thông thường khác để bán. Mắm nhĩ có độ đạm rất cao, vị ngọt nhẹ, màu vàng rơm đến vàng nhạt, trong và có mùi đặc trưng.
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Tham phú phụ bần
- Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
-
- Mối manh
- Làm mối (đồng nghĩa với mai mối).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Chẽ
- Nhánh của một buồng, một chùm, như chẽ lúa, chẽ cau...
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Hang Mai
- Có ý kiến cho rằng đây là tên của cái hang nằm trên núi Hòn Chông, trong có ngôi chùa Hải Sơn Tự, tục gọi là chùa Hang. Tuy nhiên, trong cuốn phóng sự Đồng Quê, giải thưởng hội Khuyến Học Cần Thơ năm 1943, tác giả Phi Vân lại viết: Mai [nghĩa là] khỉ... Hang Mai tức là hang của loài khỉ. Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa.
-
- Thanh Trì
- Một địa danh trước đây thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, đến năm 1961 được sát nhập và Hà Nội. Lần lượt vào năm 2001 và 2003, một phần của Thanh Trì được cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với nhiều ao, hồ, đầm. Tên cổ của huyện là Thanh Đàm có nghĩa là "đầm xanh," chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện, đến thế kỉ 16 do kị húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) nên đổi thành Thanh Trì (ao xanh). Tại đây có món đặc sản rất nổi tiếng là bánh cuốn Thanh Trì.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Đắc thất
- Được mất (từ Hán Việt).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Phướn
- Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.
-
- Bảo phướn
- Một loại phướn dùng trong các nghi lễ tôn giáo, chủ yếu của Phật Giáo, nhưng cũng được nhiều tôn giáo khác sử dụng.
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Sô
- Một loại vải dệt thưa, thường dùng để may màn hoặc may tang phục.