Không mắt, không mũi, không tai
Hễ đâu có mặt, ai ai cũng nhìn
Chẳng nói mà ai cũng tin
Sáng, chiều, sớm, muộn, cứ nhìn biết ngay
Tìm kiếm "Khương Đình"
-
-
Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời
Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời
Dị bản
Ai giàu ba họ, ai khó ba đời
-
Không thầy đố mày làm nên
Không thầy đố mày làm nên
-
Không ăn được thì đạp đổ
Không ăn được thì đạp đổ
-
Không ngon cũng bánh lá dong
Dị bản
-
Không đi thì sợ quan đòi
Dị bản
Ở lại thì sợ huyện đòi
Ra đi thì nhớ cá mòi kho me.
-
Không trong cũng nước giữa dòng
Không trong cũng nước giữa dòng
Không tin bạn uống vào lòng mà xem. -
Không đi sợ mất bụng chồng
Dị bản
-
Không thương nỏ nói khi đầu
-
Không đi thì nhớ thì thương
Không đi thì nhớ thì thương
Muốn đi thì ngại cái mương cái cầu
Không đi thì nhớ thì rầu
Muốn đi thì ngại cái cầu cái mương -
Không con, chó ỉa mả
-
Không thương ai bằng thương anh bảy đáp
-
Không thèm ăn chả cá mè
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Không giàu thì phải đẹp trai
-
Không thương dầu có đeo vàng
-
Không cầu mà được, không ước mà nên
Không cầu mà được,
Không ước mà nên -
Không chồng, son phấn qua loa
-
Không cau ăn vỏ cò ke
-
Không gì bằng cá nấu canh
-
Không đánh để bậu buông tuồng
Dị bản
Không đánh bậu để bậu luông tuồng
Cầm roi đánh bậu thì buồn dạ anh
Chú thích
-
- Bánh lá dong
- Bánh gói bằng lá dong.
-
- Trâm anh
- Cái trâm cài đầu và dải mũ; dùng để chỉ dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội phong kiến.
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Tú Sơn
- Một địa danh nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trước là khu đồng rộng.
-
- Chu Me
- Một làng thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trước đây có một cánh đồng rộng và phì nhiêu.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Mả
- Ngôi mộ.
-
- Bảy đáp
- Người làm nghề buôn bán và giết mổ heo (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Cá mương
- Một loại cá sông, thân dài khoảng 10 đến 15 cm, có vảy màu trắng bạc, to bằng ngón tay trỏ người lớn. Cá mương sống và di chuyển thành từng đàn, thường được đánh bắt để làm các món nướng, canh chua...
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Cá chày
- Một loại cá nước ngọt thường gặp ở nước ta, dân gian còn gọi là cá rói. Cá thường sống thành đàn lớn, thân cá gần tròn, đầu to vừa, mõm tù, ngắn, có hai đôi râu bé, mắt nhỏ và đỏ, lưng và đầu hơi đen, bụng vàng hay trắng nhợt. Nhân dân ta thường đánh bắt (câu, lưới) cá chày để chế biến thành các món canh, kho, chiên giòn...
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Dầu dừa
- Dầu làm từ quả dừa, rất thơm, ngày xưa thường được phụ nữ bôi lên tóc để tóc bóng mượt.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Cò ke
- Một loài cây thân thảo. Có hai loại cò ke: loài dây leo và loài thân đứng. Quả cò ke khi chín có màu đen, vỏ nhẵn là món ăn đặc biệt ưa thích của các loài chim.
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- So đũa
- Một loại cây dân dã được trồng nhiều ở miền Nam. Bông so đũa được hái để nấu canh, lẩu hoặc làm các món xào, khi ăn có vị đăng đắng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).