Đầu năm ăn quả thanh yên
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng
Vì cam cho quýt phải lòng
Vì em nhan sắc cho lòng anh thương.
Tìm kiếm "Thăng Long Hà Nội"
-
-
Ngó ra sông Cái, ngó ngoái thấy đình
-
Trách duyên lại giận trăng già
Trách duyên lại giận trăng già
Xe tơ lầm lỗi hóa ra chỉ mành
Biết ai than thở sự tình
Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi
Lấy chồng gặp phải kẻ tồi
Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay
Cả ngày chỉ rượu sưa say
Khi nay thuốc phiện khi nay tài bàn
Nói ra mang tiếng phũ phàng
Nín đi thì não can tràng xiết bao
Cũng thì phận gái má đào
Người thì gặp được anh hào đảm đang
Mình thì cũng dự phấn hương
Gặp nơi lêu lổng chẳng thương chút nào -
Tay cầm chiếc chiếu cổ, trải chỗ Gành Bà
-
Anh ơi quần áo rách tả tơi mỗi nơi một miếng
-
Chuông già đồng điếu chuông kêu
-
Ngọn núi Truồi vừa cao vừa dựng
-
Ra vườn ngắt một cành chanh
Ra vườn ngắt một cành chanh
Con dao lá trúc gọt quanh tứ bề
Đôi ta đã trót lời thề
Con dao lá trúc để kề tóc mai
Bây giờ chàng đã nghe ai
Nghe trăng nghe gió, nghe ai mặc lòng
Tưởng rằng chàng ở một lòng
Ngờ đâu chàng lại đèo bòng đôi nơi … -
Chim khôn mắc bẫy vì người
Chim khôn mắc bẫy vì người
Ốc khôn ốc cũng vì mồi chết oan
Ta về hái nắm sắn non
Rau sấm rau sét bẫy con ốc lồi
– Chim khôn chết mệt vì mồi
Anh đây chết chắc vì người đa đoan
Người đa đoan lòng dạ đa đoan
Như con thuyền bắt ốc lắm nan ít hồ
Đồng triều lắm ốc sóng to
Thuyền anh trôi dạt sang nhờ thuyền em
Hóa thành con ốc đồng chiêm
Cái thân mốc thếch như thuyền chở phân?
– Trông lên núi Ốc xây vần
Cớ sao Ốc lại hóa thành núi cao? -
Sư đang tụng niệm nam mô
-
Trăng lên khỏi núi trăng sáng
-
Trách chàng ăn ở chấp chênh
-
Dưng dưng như cá vào lờ
-
Ăn cơm sao đặng mà mời
-
Chim lẻ bạn còn bay về non đảnh
-
Sao Rua chín cái, sao Bánh Lái nằm ngang
Sao Rua chín cái, sao Bánh Lái nằm ngang
Thương em từ thuở má mang trong lòng
Sao Rua chín cái nằm chồng
Thương em từ thuở má bồng trên tayDị bản
Sao Rua chín cái nằm ngang
Anh thương em hồi thuở mẹ mang trong lòng
Sao Rua chín cái nằm chồng
Anh thương em từ thuở còn bồng trên tay
-
Em không trách ông Tơ
Em không trách ông Tơ
Không phiền bà Nguyệt
Trách phận mình sao thiệt long đong -
Con dao bé bé sắc thay
Con dao bé bé sắc thay
Chuôi sừng bít bạc về tay ai cầm
Lòng tôi yêu trộm nhớ thầm
Trách ông Nguyệt lão xe lầm duyên ai
Duyên tôi còn thắm chưa phai
Hay là người đã nghe ai dỗ dành -
Đêm qua trăng sáng mập mờ
Đêm qua trăng sáng mập mờ
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vào vườn trẩy quả cau xanh
Bổ ra làm sáu trình anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi tàu
Ở giữa đệm quế, đôi đầu thơm cay
Mời anh xơi miếng trầu này
Dù mặn dù nhạt, dù cay dù nồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Cầm lược lại nhớ tới gương
Cầm khăn nhớ túi, nằm giường nhớ nhauDị bản
Sáng trăng, sáng tỏ mập mờ,
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vô vườn bẻ trái cau xanh
Bửa làm sáu miếng mời anh ăn trầu
Trầu em trầu thảm trầu sầu,
Ở giữa thì quế, hai đầu sâm nhungSớm mai gánh nước mờ mờ
Đi qua ngõ giữa tình cờ gặp anh
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu nầy ăn thật là cay
Dù mặn dù lạt dù cay dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Cầm lược thì nhớ tới gương
Cầm trầu nhớ túi, nằm giường nhớ nhau
-
Nhạn lạc bầy, nhạn kêu khắc khoải
Chú thích
-
- Thanh yên
- Còn gọi là chanh yên, là một loại cây họ chanh. Quả ra vào tháng 6, khá to, màu vàng chanh khi chín, vỏ sần sùi, dày, mùi dịu và thơm; cùi trắng, dịu, nạc, tạo thành phần chính của quả; thịt quả ít, màu trắng và hơi chua.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Chỉ mành
- Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
-
- Can trường
- Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
(Truyện Kiều)
-
- Anh hào
- Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
(Truyện Kiều)
-
- Gành Bà
- Một gành đá nằm ở phía bắc vịnh Xuân Đài, dọc theo bán đảo Xuân Thịnh, tỉnh Phú Yên.
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Núi Truồi
- Tên một ngọn núi thuộc dãy Bạch Mã, một dãy núi làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Tứ bề
- Bốn bề, xung quanh.
-
- Đèo bòng
- Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
-
- Đa đoan
- Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Truyện Kiều)
-
- Nan
- Thanh tre hoặc nứa vót mỏng, dùng để đan ghép thành các đồ gia dụng như nong nia, thúng mủng...
-
- Đồng triều
- Cánh đồng ở vùng đất ngập nước ven biển, hình thành từ bùn do sông và thuỷ triều mang tới. Đồng triều chủ yếu được dùng để nuôi trồng thủy hải sản.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Núi Ốc
- Tên chữ là Ốc Sơn, còn gọi là Cô Sơn, một ngọn núi nay thuộc địa phận xã Hà Phong, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Gọi như vậy vì trông xa núi có hình dáng giống một con ốc lồi khổng lồ.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Tràng hạt
- Một vòng dây gồm nhiều hạt xâu lại với nhau. Khi tụng niệm, người tụng dùng tay lần từng hạt để đếm.
-
- Tự
- Tại, bởi vì (từ cổ).
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Đảnh
- Đỉnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng chỉ đỉnh núi, đỉnh đèo.
-
- Vợ Trang Tử là người đàn bà trắc nết, chồng vừa chết đã toan theo trai. Xem thêm.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Bửa
- Bổ (phương ngữ miền Trung).
-
- Nhân sâm
- Loại cây thân thảo, củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Gọi là nhân sâm vì củ sâm có hình dáng hao hao giống người (nhân). Nhân sâm là một vị thuốc rất quý, chữa được nhiều loại bệnh, bổ sung trí lực, đôi khi được thần thoại hóa thành thuốc cải tử hoàn sinh.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.