Ra về em muốn về theo
Sợ truông cát nóng, sợ đèo đá dăm
Đá dăm em mới lượm rồi
Sợ truông cát nóng lại bồi cát thêm
Tìm kiếm "đàm tiếu"
-
-
Nước mắt nhỏ sa, khăn mùi xoa anh chặm
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ông béo mà lẹo bà gầy
-
Tháng ba tháng tám đi đâu
-
Ra về muôn nhớ ngàn thương
Ra về muôn nhớ ngàn thương
Thắp đèn chẳng cháy, nước mắt vương đầm đìa
Đèn thương ai đèn lại tắt đi
Nước mắt thương ai, nước mắt từ bi nước mắt sầu -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Em lập bồn ra mà rào mỏng, dậu thưa
-
Hồi hôm tôi ngủ có ông trời
Hồi hôm tôi ngủ có ông trời
Lăn qua trở lại thấy mấy lời em than
Đứng giữa trời anh chẳng dám nói gian
Vắng em một bữa, ruột gan rã rời -
Cô kia xách giỏ đi đâu
-
Rạng ngày vác cuốc ra đồng
-
Quê tôi có gió bốn mùa
Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm
Chuông hôm gió sớm trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi
Mai này tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa -
Thương em anh trèo lên ngọn ớt
Thương em anh trèo lên ngọn ớt
Ớt gãy, anh rớt xuống ngọn hành
Hành đâm anh lủng ruột, sao em đành làm ngơ? -
Bước lên ba bước lại ngừng
Bước lên ba bước lại ngừng
Tuổi em còn nhỏ chưa từng làm dâu
Làm dâu khó lắm ai ơi
Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám thanDị bản
Làm dâu khó lắm anh ơi
Bát cơm đôi đũa cũng nhờ tiếng anh
-
Cành đào lá liễu phất phơ
-
Cha mẹ giàu đặng trung đặng hiếu
-
Trộm trâu, tôi không biết
-
Vác cày ra ruộng hừng đông
-
Buổi xuân xanh anh không ra xoắn vó
-
Anh têm cho em miếng trầu là duyên là nợ
-
Nón em chẳng đáng mấy đồng
-
Chim thằng chài có ngày mắc bẫy
Chú thích
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Khăn mùi xoa
- Khăn vuông nhỏ dùng để lau nước mắt, chùi miệng (từ tiếng Pháp mouchoir). Cũng đọc là mù xoa, mu soa hoặc bô sa.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Đê
- Một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn lũ lụt.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Mấy nao
- Bao nhiêu.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lụa
- Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ...
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
(Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
-
- Bánh dầu
- Phần xác của đậu phộng sau khi ép lấy dầu, được ép lại thành bánh tròn. Bánh dầu có thể dùng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Nao
- Có cảm giác chao động nhẹ (về tình cảm).
-
- Xoắn vó
- Xoắn xuýt, quấn quýt (phương ngữ Huế).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dưa hồng
- Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...