Nhà ta giàu sang
Có ngô làm vàng
Có sắn làm bạc
Có một đàn hạc
Là đám gà ri
Nhà chạm long li
Đầu đội mũ đỏ
Lọng che ta có
Là cả vòm trời
Sướng nhất trên đời
Là anh cày cuốc!
Tìm kiếm "đàm tiếu"
-
-
Thân này đáng giá nghìn vàng
Thân này đáng giá nghìn vàng
Bắt đem dãi nắng, dầm sương bấy chầy
Sao lòng nhiều nỗi đắng cay
Bấy lâu thảm chất, sầu xây nên thành -
Cha già tuổi đã dư trăm
-
Đưa em về tới bờ bưng
-
Anh như mây kéo giữa trời
-
Trông xa võng cán ô cầm
Trông xa võng cán ô cầm
Đến gần quan lớn môi thâm sì sì
Kính quan chẳng dám ngoảnh đi
Trộm nhìn con mắt quan thì trắng phau -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cái hoa tim tím, cái nhị điều điều
-
Nhất nhì ba bét
Nhất nhì ba bét
Sấm sét bẹt đầu
Qua cầu rửa đít
Trèo lên cây mít
Gai đâm vào đít
Mẹ ơi đau đít
Rửa đít cho conDị bản
Nhất nhì ba bét
Sấm sét bẹt đầu
Có con chim chích
Chui vào lỗ đít
Mặc quần xi líp
Chổng đít lên trời
Tối về gặp ma
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đất em ở dựa bờ rừng
-
Chẳng đi thì nhớ thì thương
Chẳng đi thì nhớ thì thương,
Đi ra dãi nắng dầm sương khó lòng -
Hỡi ai đi sớm về trưa
-
Vừa bằng ngón tay
-
Buồn riêng rồi lại tủi thầm
Buồn riêng rồi lại tủi thầm,
Hai tay áo vải ướt đầm cả hai. -
Thuốc An Lương hương thơm, khói nhẹ
-
Chữ tình càng tưởng càng thâm
-
Sáng mai chạy ra mất cái cuốc
-
Phụng hoàng đậu nhánh cẩm lai
-
Hỡi cô mặc áo the thâm
-
Cóc kêu dưới rãnh tre ngâm
-
Đường đi loanh quanh ngoắt ngoéo
Chú thích
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Gà ri
- Một giống gà đẻ trứng nhỏ, thường được nuôi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
-
- Bưng
- Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
-
- Hẵm
- (Đất) lõm khuyết vào, tạo thành dốc đứng.
-
- Lài
- Thoai thoải.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Phướn
- Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.
-
- Nhà chay
- Còn gọi là trai đường, là khu vực nhà ăn trong chùa, nơi các nhà sư dùng bữa.
-
- Sứ
- Một chức quan cai trị người Pháp đứng đầu trong một tỉnh dưới thời Pháp thuộc.
-
- Phân thơ
- Bức thư phân chia gia tài, ruộng đất, của sính lễ cho con, cháu.
-
- Đoan ngôn
- Lời cam đoan.
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bastos Luxe
- Giới bình dân gọi là "Bát Tốt Lát" hay "Bát Tốt Lút," một nhãn thuốc lá đầu lọc của hãng Juan Bastos phổ biến vào những năm 1960 ở Sài Gòn.
-
- Sâu róm
- Một số nơi gọi là sâu rọm, tên chung của nhiều loại sâu có lông rậm. Lông sâu róm thường có chất độc, người bị chích phải sẽ bị ngứa ngáy hoặc đau nhức ở vùng da tiếp xúc, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.
-
- An Lương
- Một địa danh thuộc xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đây là trung tâm buôn bán phồn thịnh bậc nhất của huyện, hình thành và phát triển trong nền kinh tế hàng hóa phôi thai của thời cuối nhà Lê đầu Nguyễn. Vào ngày chợ phiên xe máy, xe thồ, xe ngựa chở hàng song mây, tre nứa, đồ nan, gỗ dân dụng kìn kìn đổ về chợ. Thuốc lá cũng là đặc sản của địa phương này.
-
- Hòa Hội
- Một địa danh thuộc xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Chợ Gồm
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Chợ Gò Chàm
- Tên một phiên chợ ở Bình Định. Trước đây chợ ở cách thị trấn Bình Định khoảng hai cây số về phía Bắc. Vùng này có tên là xứ Lam Kiều vì trồng nhiều cây chàm để nhuộm vải, vì vậy chợ có tên chữ là Lam Kiều thị. Đúng ra phải gọi là chợ Cầu Chàm, nhưng dân chúng lại quen gọi là chợ Gò Chàm. Bởi đó, có người còn cho rằng chợ được lập trên vùng đất gò có nhiều mồ mả người Chàm. Năm 1940, chợ Gò Chàm dời vào khu đất phía đông bắc bên ngoài thành Bình Ðịnh, sát với khu phố của thị trấn và đổi tên là chợ Bình Ðịnh, hay chợ Thành, nhưng dân chúng vẫn quen gọi tên cũ. Chợ mới vẫn giữ vai trò lớn nhất tỉnh, nhóm chợ mỗi ngày và mỗi tháng có sáu phiên vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28. Ngoài ra, xưa nay vẫn giữ lệ phiên chợ 23, 28 tháng chạp âm lịch nhóm suốt ngày đêm và đông hơn các phiên chợ khác trong năm.
-
- Tưởng
- Nghĩ đến (từ Hán Việt).
-
- Thâm
- Sâu (từ Hán Việt).
-
- Lợt
- Lạt, nhạt.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cẩm lai
- Một loại cây cao, tán rộng, cho gỗ rất cứng. Gỗ cẩm lai là một loại gỗ quý, được khai thác để làm nhà cửa, bàn ghế, đồ thủ công mĩ nghệ...
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vải the
- Loại vải dệt bằng tơ nhỏ sợi, mỏng, thưa, không bóng, thời trước thường được dùng may áo dài khoặc khăn, màn.
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Ngâm tre
- Một phương thức bảo quản tre truyền thống. Trước khi dùng vào công việc đan lát, xây dựng, thủ công mĩ nghệ, tre thường được ngâm nước một thời gian cho "chín tre," phòng mối mọt, nấm mốc phá hoại. Thời gian ngâm tre có thể kéo dài từ vài tuần đến cả năm, tùy theo mục đích sử dụng. Tre ngâm có mùi hôi thối khó chịu.