– Thấy em anh cũng quý lòng
Hỏi em tứ đức, tam tòng là chi?
– Theo cha rồi lại theo chồng,
Khi chồng trăm tuổi, dốc lòng theo con
Tam tòng đạo ấy vuông tròn,
Thì câu tứ đức ai còn nghĩ suy
Công, dung, ngôn, hạnh nữ nhi,
Phận em là gái em thì phải theo
Tìm kiếm "ngọn gió"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chàng tới thiếp, thiếp dọn một bát mì tàu
Chàng tới thiếp, thiếp dọn một bát mì tàu
Hai bên thịt mỡ trắng phau phau
Ở giữa có con tôm sú nhuộm màu ngân ta
Chàng ăn rồi, chàng chẳng muốn ra
Chàng kêu bầy trẻ, pha nước trà bưng lên
– Thiếp tới chàng, chàng dọn một dĩa rau
Hai bên hai củ hành tàu
Ở giữa có con cá tràu nằm ngang
Ăn vô cho thấu bụng nàng
Thực bất tri kì vị, mới biết của chàng là ngon -
Kim là vàng, kim là nay
-
Vè cây
Vo vỏ vò vo
Cây nhỏ cây to
Cây cò đậu
Cây sáo sậu trèo
Cây rắn leo
Cây mèo nhảy
Cây gãy cành
Cây xanh lá
Cây xây rạ
Cây chồng rơm
Cây đơm quả
Cây xả hương
Cây bám tường
Cây cắm đất
Ta ngồi ta nói thật … -
Quả gì lắm cạnh nhiều khe?
Quả gì lắm cạnh nhiều khe?
Quả gì nứt nẻ như đe thợ rào?
Quả gì kẻ ước người ao?
Quả gì tốt đẹp như sao trên trời?
Quả gì ăn đủ năm mùi?
Quả gì to lớn có người ở trong?
Quả gì thích chữ chạm rồng?
Quả gì cùi trắng nước trong hỡi nàng?
Quả gì da nó vàng vàng?
Quả gì lăn lóc ở đường cái đi?
Quả gì da nó xù xì?
Quả gì tháng bảy ta thì đem phơi?
Quả gì nhiều ngón nàng ơi?
Quả gì ta để hành ngơi trong nhà?
Quả gì kính mẹ kính cha?
Quả gì làm lễ cưới ta với nàng? … -
Giàu như ai thì tôi không biết
Giàu như ai thì tôi không biết
Chớ giàu như tôi chừ, ít kẻ muốn vô:
Trong nhà trống rỗng, chỗ mô cũng thấy trời
Trong nhà chẳng thiếu chi đồ chơi
Nàng nàng, bợp bợp mọc thời huyên thuyên
Rau dền, rau má mọc riêng
Cỏ chỉ, cỏ cú mọc liền đầy sân
Trong nhà có sắm một cái giàn
Để năm ba tấm đệm, vài ngàn lá tơi
Lại thêm năm bảy cái nón cời
Vài gùi giẻ rách để chờ thời diện sang … -
Trực nhìn đầu non hoa nở
Trực nhìn đầu non hoa nở
Cảm thương mụ vợ không con
Cớ mần răng khô héo hao mòn
Sợ e thác nhục, xương còn bọc da
Ra đường thấy vợ người ta
Mập mịa chắc chắn, vợ nhà khô khan
Đêm nằm tôi thở, tôi than
Cầu trời, khấn Phật cho nàng sinh thai
Bất kỳ con gái, con trai
Sanh đặng một chút hôm mai thỏa lòng
Vợ chồng tôi cui cút một mình
Không con có của, để dành ai ăn?
Vừa may sinh đặng một thằng … -
Cái gì mà thấp, cái gì mà cao?
Cái gì mà thấp, cái gì mà cao?
Cái gì sáng tỏ hơn sao trên trời?
Cái gì em trải anh ngồi?
Cái gì thơ thẩn ra chơi vườn đào?
Cái gì mà sắc hơn dao?
Cái gì phơn phớt lòng đào thì em bảo anh?
Cái gì trong trắng ngoài xanh?
Cái gì soi tỏ mặt anh, mặt nàng?
Cái gì xanh, đỏ, trắng, vàng?
Cái gì ăn phải dạ càng tương tư?
Cái gì năm đợi tháng chờ?
Cái gì em đội phất phơ trên đầu?
Cái gì sắc hơn dao cau?
Cái gì tiện chũm cho nhau ăn cùng?
Một quan là mấy trăm đồng?
Một mối tơ hồng là mấy trăm dây?
Một cây là mấy trăm cành?
Một cành là mấy trăm hoa?
Em ngồi em giảng cho ra,
Thì anh kết nghĩa giao hòa cùng em
– Đất thì thấp, trời thì cao
Ngọn đèn sáng tỏ hơn sao trên trời
Chiếu hoa em trải anh ngồi
Khi buồn thơ thẩn ra chơi vườn đào
Con mắt em sắc hơn dao
Trứng gà phơn phớt lòng đào hỡi anh
Cau non trong trắng ngoài xanh
Gương tàu soi tỏ mặt anh, mặt nàng
Chỉ ngũ sắc xanh, đỏ, trắng, tím, vàng
Bùa yêu ăn phải dạ càng tương tư
Đôi ta năm đợi, tháng chờ
Cái khăn em đội phất phơ trên đầu
Con mắt anh liếc sắc hơn dao cau
Cau non tiện chũm cho nhau ăn cùng
Một quan là sáu trăm đồng
Một mối tơ hồng là sáu trăm dây
Một cây là sáu trăm cành
Một cành là sáu trăm hoa
Thưa anh em đã giải ra
Mong anh kết nghĩa giao hòa cùng em! -
Bằng trái cau, lau chau đi trước
-
Không có tui, đui cả nhà
-
Vừa bằng hạt máu, sáng sáu gian nhà
-
Năm ông cùng ở một nhà
-
Chanh chua quýt ngọt đã từng
Chanh chua quýt ngọt đã từng
Còn cây khế chín trên rừng chưa ăn
Hay là thầy mẹ cấm ngăn
Không cho đôi lứa đắp chăn cùng giường?Dị bản
Cam ngon quýt ngọt đã từng
Còn quả khế rụng trên rừng chưa ăn
-
Một mẹ mà đẻ bốn con
-
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân
Bước lên xe đầu đội khăn rằn
Nói năng đúng điệu, tảo tần bán buônDị bản
-
Đèn treo cột đáy, nước chảy đèn rung
Đèn treo cột đáy, nước chảy đèn rung
Anh thương em thảm thiết vô cùng
Biết cha với mẹ bằng lòng hay không?Dị bản
Đèn treo cột đáy, nước chảy đèn rung
Thương nhau xin chớ ngại ngùng
Sông sâu cũng lội rậm rừng cũng băngĐèn treo cột đáy nước chảy ngọn đèn xoay
Em ơi dĩa nghiêng múc nước sao đầy
Lòng anh thương người nghĩa, cha mẹ rầy anh cũng thương.
-
Bí lên ba lá, tại ba với má không chịu thả giàn
Bí lên ba lá, tại ba với má không chịu thả giàn
Để bí bò lan, trách hường nhan vô duyên bạc phận
Duyên nợ ở gần, sao không đặng sánh đôiDị bản
Bí lên ba lá, trách ba với má không ngắt ngọn làm giàn
Để bí bò lan, trách hường nhan vô duyên bạc phận
Duyên nợ gần không đặng xứng đôi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cô ơi cô cô có chồng chưa
Cô ơi cô cô có chồng chưa?
– Dạ thưa bác con chưa có chồng
Chưa có chồng sao lại có con?
– Dạ thưa bác con nuôi giùm họ
Nuôi giùm họ có lấy tiền không?
– Dạ thưa bác con không lấy tiền
Không lấy tiền cô lấy chi ăn?
– Dạ thưa bác con ăn cứt mèo
Ăn cứt mèo có béo không cô?
– Dạ thưa bác béo hơn bánh xèoDị bản
Cô kia cô có chồng chưa?
– Dạ thưa bác cháu chưa có chồng
Chưa có chồng sao cháu có con?
– Dạ thưa bác cháu nuôi giùm người
Nuôi giùm người rồi lấy gì ăn?
– Dạ thưa bác cháu ăn cứt bò
Ăn cứt bò có ngon lắm không?
– Dạ thưa bác ăn ngon thấy mồ!
-
Cực đà quá cực
Chú thích
-
- Tứ đức
- Cùng với "tam tòng", là những quy định xuất phát từ Nho giáo mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Tứ đức bao gồm:
- Công: Nữ công, gia chánh phải khéo léo.
- Dung: Dáng người phải gọn gàng, dễ coi
- Ngôn: Ăn nói phải dịu dàng, khoan thai, mềm mỏng
- Hạnh: Tính nết phải hiền thảo, nết na, chín chắn.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Tôm sú
- Cũng gọi là tôm cỏ, một loài tôm biển được nuôi làm thực phẩm rất phổ biến ở nước ta.
-
- Củ kiệu
- Còn được gọi là hành tàu, hẹ tàu, một loài cây thuộc họ Hành, củ màu trắng, lá bọng. Củ kiệu muối là món ăn quen thuộc của dân ta, nhất là vào những ngày Tết (còn gọi là dưa kiệu). Củ kiệu cũng là vị thuốc Đông y giúp làm ấm bụng, bổ thận khí, lợi tiểu...
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Thực bất tri kì vị
- Ăn mà không biết mùi vị (chữ Hán).
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Nỉ
- Hàng dệt bằng sợi len chải xơ, che lấp sợi dọc và sợi ngang.
-
- Lập tâm thành chí
- Quyết tâm để đạt được chí hướng, ước nguyện.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Đe
- Khối sắt hoặc thép dùng làm bệ để đặt kim loại lên trên mà đập bằng búa.
-
- Thợ rào
- Thợ rèn.
-
- Thích
- Dùng mũi nhọn châm vào vật gì để khắc, rồi bôi mực cho nổi hình lên.
-
- Chạm
- Khắc, đục lên bề mặt vật rắn (gỗ, đá, kim loại, v.v...) để tạo những đường nét, hình khối mang tính nghệ thuật.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Hành ngơi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hành ngơi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nàng nàng
- Một loại cây dại có quả nhỏ màu tím mọc thành chùm, là cây thuốc dùng chữa cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, kém ăn, mụn nhọt... Nhân dân thường dùng toàn cây sắc nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống để ăn ngon cơm. Thân lá tán bột uống giải nhiệt, giảm đau. Hạt sắc uống làm sáng mắt.
-
- Thù lù
- Còn có các tên là lồng đèn, tầm bóp, ở miền Trung gọi là lụp bụp (có thể đọc trại thành bụp bụp hay bợp bợp), một loại cây mọc hoang, cho quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín có màu hơi đỏ, bên trong chứa nhiều hạt, bên ngoài có một lớp vỏ mỏng bao trùm như cái lồng đèn. Trẻ em thường bóp vỏ để ăn quả bên trong (tên lụp bụp có lẽ bắt nguồn từ âm thanh phát ra khi làm việc này). Lá cây dùng làm rau ăn và làm thuốc chữa một số bệnh.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Rau dền
- Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Củ gấu
- Cũng gọi là cỏ gấu hoặc cỏ cú, một loại cỏ thân cao, có nhiều củ màu nâu đỏ sẫm. Củ gấu có thể dùng làm vị thuốc dân gian, nhưng cũng là một loài cỏ rất có hại đối với nhà nông vì rất khó diệt trừ.
-
- Thật ra đây chính là cái áo tơi.
-
- Nón cời
- Nón lá rách, cũ.
-
- Cớ mần răng
- Cớ làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.
-
- Chũm
- Phần đầu và đuôi của quả cau.
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Lau chau
- Hối hả, vội vã.
-
- Đèn dầu
- Đèn đốt bằng dầu hỏa, gồm một bầu đựng dầu bằng thủy tinh hoặc kim loại, một sợi bấc (tim đèn) để hút dầu, và hệ thống núm vặn. Đèn dầu còn được gọi là đèn Hoa Kỳ (Huê Kỳ), mà theo tác giả Nguyễn Dư thì tên này bắt nguồn từ tên cửa hiệu Hoa Kỳ phố Jules Ferry (Hàng Trống ngày nay) chuyên làm đồ khảm xà cừ và bán đèn sắt tây. Hiện nay đèn dầu vẫn còn được thấy ở các vùng quê nghèo.
-
- Quýt
- Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.
-
- Cao Lãnh
- Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.
-
- Nha Mân
- Vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nay thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Tương truyền, khi bại trận Rạch Gầm-Xoài Mút, trước khi tháo chạy ra đảo Phú Quốc, Nguyễn Ánh đã bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ. Sau đó, các cung phi sắc nước nghiêng thành này đã lấy các chàng trai ở đất Nha Mân. Chính vì vậy, con gái Nha Mân tuy xuất thân từ nông dân nhưng đều có nhan sắc. Đầu thế kỉ 20, nghe danh gái Nha Mân, vua Cao Miên cũng tìm sang kiếm vợ.
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Thuốc rê
- Thuốc lá sợi được sản xuất theo lối thủ công, khi hút thường phải tự tay vấn thành điếu. Thuốc rê cũng có thể dùng để nhai. Những người nghiện thuốc ngày trước thường đi đâu cũng mang theo một bọc thuốc rê.
-
- Đáy
- Một dụng cụ dùng để đánh bắt tôm cá. Đáy có cấu tạo giống một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần, được đặt cố định ở nơi có dòng chảy để chặn bắt tôm cá. Đáy được chia thành nhiều loại tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo, đáy rạch, đáy bày...
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Vô duyên
- Không có duyên số tốt.
Trông chồng mà chẳng thấy chồng
Đã đành một nỗi má hồng vô duyên
(Lục Vân Tiên)
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Châu Ổ
- Địa danh nay là thị trấn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Thạch An
- Địa danh nay là một thôn thuộc xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
- Thành ngữ Hán Việt, có nghĩa là: Một lời đã nói ra thì (cỗ xe) bốn ngựa cũng khó mà đuổi kịp. Trong tiếng Việt, thành ngữ này thường được dịch thành "Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi" hoặc "Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo."