Tìm kiếm "Chuối"
-
-
Nhảy như con choi choi
Nhảy như con choi choi
-
Nghịch như thọc trùn
Nghịch như thọc trùn
-
Vô giàn hái lá trầu giàn
-
Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng
Dị bản
Tậu ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng
Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng
-
Gả con bù của
Gả con bù của
-
Chó chực chuồng chồ
-
Chờ em nửa tháng ni rồi
-
Nghèo mà làm bạn với giàu
-
Anh đi lấy vợ cách sông
-
Em là thân phận nữ nhi
Em là thân phận nữ nhi
Thầy mẹ thách cưới làm chi bẽ bàng
Tiền thời chín hũ lồng quang
Cau non trăm thúng họ hàng ăn chơi
Vòng vàng kéo đủ mười đôi
Nhẫn ba trăm chiếc, tiền thời mười quan
Còn bao của hỏi của han
Của mất tiền cưới của mang ta về
Cưới ta trăm ngỗng nghìn dê
Trăm ngan nghìn phượng ta về làm dâu
Cưới ta chín chục con trâu
Ba trăm con lợn đưa dâu về nhà
Chàng về nhắn nhủ mẹ cha
Mua tre tiện đốt làm nhà ở riêng
Chàng về nhắn nhủ láng giềng
Quét cổng quét ngõ, ra giêng ta về
Ta về ta chẳng về không
Voi thì đi trước ngựa hồng theo sau
Ba bà cầm quạt theo hầu
Mười tám người hầu đi đủ thì thôi -
Trèo lên cây gạo con con
Trèo lên cây gạo con con
Muốn lấy vợ giòn phải nặng tiền cheo
Nặng là bao nhiêu?
Ba mươi quan quý.
Mẹ anh có ý mới lấy được nàng
Mai mẹ anh sang, mẹ nàng thách cưới
Bạc thì trăm rưỡi, tiền chín mươi chum
Lụa thì chín tấm cho dày
Trâu bò chín chục đuổi ngay vào làng.
Anh sắm được anh mới hỏi nàng
Nếu không sắm đủ chớ vào làng làm chi! -
Mèo khen mèo dài đuôi
Mèo khen mèo dài đuôi
Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo -
Làm người có miệng, có môi
Làm người có miệng, có môi
Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười -
Một bên đèn sách văn chương
-
Còn duyên kẻ đón người đưa
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình
Một mình thủ phận một mình
Bí đường qua lại, anh tiếc tình đôi taDị bản
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng
-
Chuột kêu chút chít trong rương
Dị bản
Chuột kêu rúc rích trong rương
Anh đi cho khéo, kẻo đụng giường má hay
Má hay má hỏi đi đâu
Con đi bắt chuột cho mèo con ăn
-
Trên trời có ông sao tua
Trên trời có ông sao tua
Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành
Phương đông quật lũ hung tinh
Làm cho bảy viện tan tành ra troDị bản
-
Gió sao gió mát sau lưng
-
Cười người ngó lại sau vai
Cười người ngó lại sau vai
Coi mình trong sạch hơn ai mà cười.
Chú thích
-
- Dẽ giun
- Tên chung của một số loài chim lội nước có mỏ dài, thẳng, có màu lông xam xám, pha lẫn chút lấm tấm trắng mốc ở ngực và hai bên cánh. Ở một số địa phương, chim dẽ giun cũng được gọi là con choi choi hoặc con thọc trùn.
-
- Run như dẽ
- Theo Hoàng Tuấn Công, chim dẽ giun có một tập tính kỳ lạ là thân mình liên tục cử động: đầu gật, đuôi giật, mình thì rung rung theo nhịp bước chân, khiến người ta có cảm giác chúng thường run lẩy bẩy, đặc biệt là khi chim trống quyến rũ chim mái.
-
- Ốc xà cừ
- Một loại ốc biển lớn, vỏ dày có nhiều hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc xà cừ thường được dùng để khảm vào các đồ vật bằng gỗ, có tác dụng trang trí, gọi là cẩn xà cừ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng
- Ruộng giữa đồng là ruộng gần, tiện canh tác, trông nom. Chồng giữa làng nghĩa là chồng cùng làng, tiện đi lại, tìm hiểu. Cũng có ý kiến cho rằng vợ chồng cùng làng lấy nhau thì tiền cheo (gọi là cheo nội) ít hơn là vợ chồng khác làng (cheo ngoại).
-
- Chuồng chồ
- Nhà xí.
-
- Chó chực chuồng chồ
- Chỉ sự đê tiện, nhục nhã vì miếng ăn.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Bán nguyệt
- Nửa hình tròn (bán nguyệt từ Hán Việt nghĩa là nửa mặt trăng).
-
- Đì
- Cái mông (tục).
-
- Khi hát bài chòi, chữ "đì" trong câu này có thể được thay bằng chữ l. và báo con Bạch Huê (vì huê chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ).
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.
-
- Vì
- Nể (từ cổ).
-
- Bị
- Đồ đựng, thường đan bằng cói hay tre, có quai xách.
-
- Bị gậy
- Cái bị và cái gậy, hành trang của người ăn mày (ăn xin). "Bị gậy" cũng dùng để chỉ hoàn cảnh ăn mày.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Sao chổi
- Còn có tên gọi dân gian là sao cờ hoặc sao tua, một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng cấu tạo chủ yếu không phải từ đất đá, mà từ băng. Chúng bay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo rất dẹt, khi đi vào vòng trong Hệ Mặt trời thì được mặt trời chiếu sáng, từ đó mới sinh ra các ánh sáng rực rỡ như ta thấy khi quan sát từ Trái Đất.
Ngày xưa, theo quan niệm dân gian, sao chổi xuất hiện thường được cho là điềm loạn lạc.
-
- Minh Giám
- Một ngôi làng thuộc huyện Vũ Tiên, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đây là quê hương của Phan Bá Vành, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Nguyễn đầu thế kỉ 19.
-
- Phan Bá Vành
- Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân từ năm 1821 đến năm 1827 chống lại ách thống trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Ông quê ở làng Minh Giám, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Vì là con thứ ba trong gia đình, ông còn được gọi là Ba Vành. Ba Vành có sức khỏe phi thường và tài ném lao. Khoảng năm 1821 (có sách chép là 1825 hoặc 1826), ông tập hợp dân nghèo nổi dậy, đánh chiếm nhiều đồn của quan quân nhà Nguyễn ở Thái Bình. Đến năm 1827 thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Ba Vành bị bắt và cắn lưỡi tự sát trên đường áp giải về kinh.
-
- Hung tinh
- Ngôi sao xấu (từ Hán Việt), có thể gây ra tai hoạ cho con người, theo chiêm tinh học.
-
- Ba làng Trà Lũ
- Ba làng Trà Trung, Trà Bắc và Trà Đoài (ba thôn Trung, Bắc, Nam) thuộc huyện Giao Thủy, xã Xuân Trường, trấn Nam Định, nay là xã Trà Lũ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là nơi nghĩa quân của Phan Bá Vành rút về cố thủ khi bị quân triều đình đàn áp.
-
- Khi hát bài chòi, chữ "dạ" được thay bằng chữ "bụng" và bài này được dùng để báo con Ba Bụng.