Cũng thì phát rẫy một bên
Bắp nẫu ra trái, bắp mình quên trổ cờ
Tìm kiếm "thì mưa"
-
-
Khó thì đòn gánh đè vai
-
Tham thì thâm, lầm thì thiệt
Tham thì thâm, lầm thì thiệt
-
Nói thì như mây như gió
Nói thì như mây như gió
Cho thì lựa những vỏ cùng xơDị bản
Nói thì như mây như gió
Cho thì nhỏ giọt từng li
-
Thờ thì dễ giữ lễ thì khó
Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó
-
Ăn thì lựa miếng cho ngon
-
Trâu thì kho bò thì tái
Trâu thì kho
Bò thì tái
Muống thì vừa
Cải thì nhừ -
Giàu thì nói một khôn mười
Giàu thì nói một khôn mười
Khó thì nói chẳng được lời nào khôn -
Bé thì đặc bí bì bì
-
Cạn thì cuộn áo xắn quần
Cạn thì cuộn áo xắn quần
Sâu thì phải dấn cả thân ướt đầm -
Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma
Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma
-
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Đến bữa tối trời không dám ra sân -
Có thì nhà ngói lợp mè
-
Được thì chia bảy chia ba
Được thì chia bảy chia ba
Thua thì phải ngửa ngực ra mà đền -
Buồn thì cất gánh đi buôn
Buồn thì cất gánh đi buôn
Một vốn bốn lãi em buồn làm chi -
Vào thì bẩm bẩm thưa thưa
Vào thì bẩm bẩm thưa thưa
Ra thì văng tục có chừa ai đâu -
Nghèo thì ăn sắn ăn khoai
Nghèo thì ăn sắn ăn khoai
Ai ơi đừng có theo loài Pháp gian -
Nghèo thì nghèo ruộng nghèo bò
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo bò
Nghèo chi tiếng nói mà mò không ra?Dị bản
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo trâu
Nghèo chi câu nói, cứ một câu nói hoài?
-
Sống thì canh cửa Tràng Tiền
Dị bản
-
Làm thì chẳng thấy mặt nào
Chú thích
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Trổ cờ
- Ra hoa.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Làm mọn
- Làm vợ lẽ (mọn có nghĩa là nhỏ).
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Mè
- Thanh tre, nứa hoặc gỗ nhỏ và dại được đặt dọc trên mái nhà để đỡ và buộc những tấm lợp hoặc ngói bên trên.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Quan xưởng Tràng Tiền
- Xưởng đúc tiền do nhà Nguyễn lập ra, hoạt động trong gần suốt thế kỉ 19. Xưởng đặt ở phía đông nam hồ Hoàn Kiếm, có tên là Cục Bảo tuyền, vì là một tràng (trường, nơi sản xuất) tiền nên cũng gọi là Tràng Tiền. Tràng đúc tiền được xây dựng trên một khu đất rộng, ngày nay tương ứng với một ô đất giáp các phố Tràng Tiền (bắc), Phạm Sư Mạnh (nam), Phan Chu Trinh (đông) và Ngô Quyền (tây) gồm lò đúc tiền và kho tạm chứa. Chiếm được Hà Nội năm 1883, Pháp đã phá tràng đúc để lấy đất xây dựng khu trung tâm vào năm 1887.
-
- Miếu Trung Hiền
- Tên một ngôi miếu xưa nằm ở kẻ Mơ, Hà Nội, nằm cạnh gốc cây đa ở đầu phố Trương Định hiện nay. Tương truyền, Trung Hiền là một người giỏi võ ở làng Tương Mai, hay hành hiệp trượng nghĩa. Khi ông bị kẻ gian sát hại, nhân dân đã dựng ngôi miếu này để thờ. Sau năm 1954 ngôi miếu bị dỡ bỏ. Năm 1980, cây đa cổ thụ cũng bị chặt hạ. Hiện nay Trung Hiền là tên gọi một ngã tư, nơi gặp gỡ của bốn con phố: Bạch Mai, Trương Định, Đại La, Minh Khai.
-
- Kẻ Mơ
- Tên một vùng đất rộng lớn ở phía Đông Nam thành Thăng Long xưa, bao gồm Hoàng Mai, Tương Mai, Hồng Mai (sau đổi thành Bạch Mai vì kị húy vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) và Mai Động ngày nay. Làng Hoàng Mai có rượu cúc và rượu mơ rất nổi tiếng, nên gọi là làng Mơ Rượu. Làng Mai Động lại có nghề làm đậu phụ rất ngon, gọi là Mơ Đậu. Còn ở làng Tương Mai, các nhà ven đường đều mở hàng cơm, nên có tên khác là Mơ Cơm.
-
- Quan hiền kẻ Mơ
- Theo tác giả Trà Giang: Chế độ lao động sản xuất ở Tràng Tiền chủ yếu dựa trên chế độ công tượng (lao động nghĩa vụ cưỡng bức) có kết hợp với chế độ gia công thu thuế và phần nào với chế độ làm thuê tự do, trả lương hoán sản phẩm. Có giai đoạn triều đình trả công thấp, đám thợ không đủ nuôi vợ con nên thông đồng với nhau và với lính gác để ăn cắp tiền. Do ăn chia không đều, tin lọt đến tai Cai cơ Trương Văn Minh, đại sứ của Cục Bảo tuyền. Trương Văn Minh đã đích thân xuống kiểm tra. Ông này cho cân số tiền đã đúc thấy không khớp với số đồng và kẽm mà triều đình cấp đã ra lệnh điều tra nhưng không tìm ra kẻ chủ mưu cũng như người lấy cắp. Sợ nếu tiếp tục dùng thợ đúc là đàn ông thế nào cũng lại có chuyện thông đồng giữa thợ và lính gác nên Trương Văn Minh cho đám thợ đàn ông nghỉ việc và tuyển toàn phụ nữ [vì] họ thật thà hơn [...] Triều đình chấp thuận bản tấu của Trương Văn Minh. Tiếp đó Trương Văn Minh còn cho phép lính gác có quyền khám xét tất cả thợ đúc khi rời khỏi xưởng. Thế là hết giờ làm việc, chị em qua cổng về nhà đều bị lính gác kiểm tra, có lính lợi dụng sờ nắn ngực. Các cô chưa chồng đỏ mặt, còn những phụ nữ có chồng ức nổ cổ nhưng cũng không dám kêu.
-
- Bẻ bai
- Chê bai, bắt bẻ (phương ngữ Nam Bộ).