Tìm kiếm "thì mưa"
-
-
Giàu thì thịt cá bĩ bàng
-
Tham thì thâm, đa dâm thì chết
Tham thì thâm, đa dâm thì chết
-
Đêm thì mẹ mẹ con con
-
Đầu thì cõng chúa
-
Mày thì cong tợ trăng non
-
Đất thì nằm ngả trơ trơ
-
Nên thì một vợ một chồng
-
Cũng thì bạn gái với nhau
-
Ăn thì ăn trước ngồi trên
Ăn thì ăn trước ngồi trên
Đến chừng đánh giặc thì rên hừ hừ -
Khôn thì dỗ, ngộ thì phỉnh
-
Được thì đùa, thua thì chịu
Được thì đùa, thua thì chịu
-
Khôn thì trong trí lượng ra
Khôn thì trong trí lượng ra
Dại thì học lỏm người ta bề ngoài -
Tay thì dắt mũi con bò
Tay thì dắt mũi con bò
Đầu đội mớ củi, tay mò nắm rong -
Nghèo thì dễ ở, dễ ăn
Nghèo thì dễ ở, dễ ăn
Giàu thì cửa ngáng, cửa ngăn khó vào -
Thương thì chưa chắc đã thương
Thương thì chưa chắc đã thương
Con gái ra đường anh chọc anh chơi -
Gần thì cha, xa thì chúa
Gần thì cha, xa thì chúa
-
Giàu thì tay bạc tay vàng
Giàu thì tay bạc tay vàng
Khó thì rủng rảng với nàng cũng xinh -
Xấu thì bác mẹ sinh ra
-
Trâu thì kho
Trâu thì kho
Bò thì tái
Muống thì vừa
Cải thì nhừ
Chú thích
-
- Cáy
- Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Bĩ bàng
- Đầy đủ, tươm tất.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Áo dà
- Áo nâu, thường là trang phục của người tu hành.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thầy địa lí
- Người làm nghề xem thế đất để tìm chỗ đặt mồ mả, dựng nhà cửa cho được may mắn, theo thuật phong thủy.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngộ
- Điên dại.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).