Ngó lên đám cấy ông cai
Cấy thưa ông ghét, cấy dày ông thương
Tìm kiếm "Ông già"
-
-
Gọi là gặp gỡ giữa đường
-
Ông thày khoe ông thày tốt, bà cốt cậy bà cốt hay
-
Hoa thơm ong bướm đang mê
-
Đạo cang thường khó lắm bạn ơi
-
Nè em Tiên Bửu ôi
-
Trèo lên cây khế mà rung
Trèo lên cây khế mà rung
Khế rụng đùng đùng chẳng biết khế ai?
– Khế này khế của ông cai
Khế vừa ra trái, chị hai có chồngDị bản
Trèo lên cây khế khế rung,
Khế rụng đùng đùng, không biết khế của ai,
Khế nầy là khế của ông Cai
Khế kia chưa có trái, chị Hai chưa có chồng.
-
Đàn bà chân thẳng ống đồng
-
Lầu nào cao bằng lầu ông phó
-
Mưa lâm thâm, ướt dầm cây táo
-
Trên có ông xanh cao rộng
-
Gà cồ mà ăn tấm nong
-
Ông Núi đi đâu
-
Ông thời đi khỏi, ông giỏi nằm co
-
Ngang quá ông Chảng
-
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Lòng tui thương tưởng cô bằng hay không?
Hay là cô chưa muốn có chồng
Nói cho tui biết đợi trông làm gì
Trách lòng cho con gái nữ nhi
Đời chừ lựa chọn làm chi cho nhiều
Buổi xưa kia vinh hiển còn biêu
Trai hoàng nam đi cưới con gái ông tiều trên non
Hay là cô bụng dạ lòng son
Nói cho tui biết chiều lòng ông mai
Hễ mà cô nói đừng sai
Trầu mâm, rượu hũ, tui cậy ông mai tới nhà -
Bấy lâu mình bắc, tôi đông,
Bấy lâu mình bắc, tôi đông,
Bây giờ như bướm gặp ong vui vầy. -
Đàn ông nông nổi giếng khơi
-
Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác
-
Mật ít ruồi nhiều
Mật ít ruồi nhiều
Chú thích
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Thả lời bướm ong
- Tán tỉnh, chọc ghẹo.
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Ông Trượng - Tiên Bửu
- Tên một truyện thơ có nội dung xoay quanh hai nhân vật là ông Trượng - một lão già đã bảy mươi tuổi, và Tiên Bửu - một cô gái chèo đò tuổi vừa đôi tám. Bị lão già ve vãn, Tiên Bửu bực mình lắm, bèn chỉ chảo nước sôi, bảo lão chui vào đó để lột da thành trai trẻ đẹp, cốt ý muốn giết chết lão. Không ngờ lão không chết mà lại hóa thành chàng trai trẻ đẹp thật, làm điên đảo tâm hồn Tiên Bửu. Cô nàng trở lại theo ve vãn ông Trượng, nhưng ông Trượng -thật ra là một vị Tiên đội lốt xuống trần để thử lòng Tiên Bửu - đã bỏ cô lại mà bay về trời.
Truyện thơ Ông Trượng - Tiên Bửu rất nổi tiếng ở miền Nam ngày trước, đã được nhân dân chuyển thể thành hò, cải lương...
Xem một trích đoạn vọng cổ hài Ông Trượng - Tiên Bửu tại đây.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Ống đồng
- Ống quyển, cẳng chân.
-
- Ông phó
- Tên gọi dân gian của những người có học vị Phó bảng thời phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945). Đây là những người dự thi Hội mà không đủ điểm đỗ Tiến sĩ, được lấy đỗ thêm để khuyến khích, tên ghi vào một bảng phụ, nên gọi là Phó bảng. Theo Đại Nam thực lục, học vị này có từ năm 1829, do vua Minh Mạng chủ trương.
-
- Song loan
- Cửa sổ loan phòng.
-
- Ông ầm
- Một tên gọi dân gian của hổ.
-
- Ông xanh
- Ông trời. Cũng nói cao xanh.
-
- Gà cồ
- Gà trống lớn.
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Ông Núi
- Tương truyền năm Nhâm Ngọ 1702, có vị thiền sư Tánh Ban (tục danh Lê Ban) lên đỉnh Chóp Vung thuộc dãy Núi Bà lập chùa tranh, gọi là Dũng Tuyền tự (chùa Suối). Nhà sư dùng vỏ cây kết làm áo mặc nên nhân dân gọi là Mộc Y Sơn Ông, nghĩa là "ông Núi mặc áo vỏ cây." Sau chúa Nguyễn nghe tin, cho là đáng bậc chân tu, năm Quý Sửu (1733) truyền dựng nơi đây ngôi chùa ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền tự, gọi tắt là chùa Linh Phong, nhưng dân chúng vẫn quen gọi là chùa Ông Núi. Lễ hội chùa Ông Núi được tổ chức vào ngày 24-25 tháng giêng hàng năm, là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Bình Định.
-
- Sơn thủy
- Núi sông (từ Hán Việt).
-
- Tà huy
- Ánh nắng (暉 huy) nghiêng (斜 tà). Chỉ ánh nắng buổi chiều, đồng thời hiểu rộng ra là buổi chiều.
Em về rũ áo mù sa,
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay
(Bùi Giáng)
-
- Ông thời đi khỏi, ông giỏi nằm co
- Cho dù có giỏi đến mấy, nếu không có may mắn (thời) thì cũng khó được việc.
-
- Đinh Văn Nhưng
- Tục danh là ông Chảng, một nhân vật lịch sử của Bình Định. Ông sinh ở làng Bằng Châu, nay thuộc phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, là bạn của ông Hồ Phi Phúc (cha của ba anh em nhà Tây Sơn), đồng thời là thầy dạy võ của Nguyễn Nhạc. Khi Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, muốn ban chức cho ông, ông trả lời “Ông làm vua là làm vua với thiên hạ, chứ với tôi, ông vẫn là con cháu. Con cháu mà ban chức tước cho cha ông thì hơi nghịch, chi bằng để tôi phê rồi ông lục thì hơn...”. Vua đồng ý, ông Nhưng cầm bút viết 4 câu chữ Nôm
Bùng binh chi tướng
Uýnh cướng chi quan
Bộn bàng chi chức
Chảng chảng ngang thiênNhà nghiên cứu Đặng Quý Địch dịch nghĩa 4 câu này là "Tướng lớn/ Quan to khiến người được phong mừng quýnh lên/ Chức nhiều/ Chảng ngang hàng với trời."
Câu chuyện ông Chảng tự phong chức cho mình, cùng với câu "Chảng chảng ngang thiên," dần tạo nên câu nói "Ngang quá ông Chảng," chỉ những người có tính cách ngang bướng.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Biêu
- Nêu lên cho mọi người biết.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Giếng khơi
- Giếng sâu.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Nhác
- Lười biếng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.