Bắp chuối mà gói sầu đâu
Vừa đắng vừa chát, mời nhau làm gì?
Tìm kiếm "dầu nàng"
-
-
Tui đau tương tư, ba tui chạy thuốc, chị tui suốt lá sầu đâu
-
Làm dâu về nhà người ta
Làm dâu về nhà người ta
Ăn no ngủ nướng mẹ la chồng rầy -
Dâu non ngon miệng tằm
-
Ví dầu, ví dẫu, ví dâu
-
Chàng nhìn thiếp rưng rưng hột lụy
-
Của rẻ của ôi, của để đầu hồi là của vứt đi
-
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví dầu ví dẩu ví dâu,
Ăn trộm hái bầu ăn cướp bắt trâu,
Cướp bắt trâu đành rầu đành chịu,
Trộm hái bầu vừa níu vừa la -
Hội Dâu đã tàn, hội Gióng đã tan
-
Xăm xăm trong Thủ đi ra
-
Em có chồng hồi còn nhỏ
Em có chồng hồi còn nhỏ
Như con thỏ mắc vòng
Về làm dâu, cha mẹ chồng dằn mâm đập chén
Anh có đau lòng hay không? -
Dâu hiền như gái trong nhà
Dâu hiền như gái trong nhà
Rể thảo như thể trai ta sinh thành -
Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
-
Anh về ở với em, em may cho anh một năm ba quần ba áo
Anh về ở với em, em may cho anh một năm ba quần ba áo,
Em sắm cho anh một nón dấu một mẩu tơi mo,
Ngày anh ra đồng cuốc ruộng, ăn ở thật thà em thương!
– Anh ở với em, em sắm cho anh một năm ba quần ba áo,
Em sắm cho anh một nón dấu một mẩu tơi mo,
Ngày anh ra đồng cuốc ruộng, tối em cho ngủ nhờ mới vâng! -
Có phúc dâu hiền rể thảo
Có phúc dâu hiền rể thảo
Vô phúc dâu cáo rể chồn -
Ông khen ông hay bà khen bà giỏi
Ông khen ông hay
Bà khen bà giỏi -
Bắc thần đã mọc xê xê
-
Bạo đầu thì dại, bạo dái thì khôn
-
Pháo đầu, Tướng xuất, Xe đâm thọc
-
Pháo đầu, Mã đội, Tốt lên hà
Dị bản
Pháo đầu, Mã đội, Tốt lội qua sông
Chú thích
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Suốt
- Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Đầu hồi
- Phần tường ở hai đầu nhà ba gian hay năm gian truyền thống, thường dùng làm nơi để củi hay đồ cũ, hỏng, không dùng đến.
-
- Hội chùa Dâu
- Một lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch tại chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, cầu cho mưa thuận gió hòa.
-
- Hội Gióng
- Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Hội Bưởi
- Hội làng truyền thống được tổ chức hằng năm vào mồng 10 tháng Tư âm lịch tại làng Bưởi ở xã Đại Bá, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội có các nghi thức tế lễ truyền thống, các trò chơi dân gian, xem múa hát ả đào và tục ném cây bông sau buổi tế.
-
- Thủ Dầu Một
- Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, và cũng là tên cũ của tỉnh này. Theo PGS.TS Lê Trung Hoa trong cuốn Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học thì địa danh Thủ bao gồm từ tố thủ (trước chỉ đồn canh, sau chỉ một chức vụ người đứng đầu một thủ) và dầu một do địa phương này ngày xưa có một cây dầu cao vượt hẳn những cây dầu khác trong vùng.
-
- Cả thể
- Trọng tâm, sự thể lớn lắm (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
- Hai việc khó: Làm dâu nhà giàu có và làm rể nhà đông con.
-
- Nón dấu
- Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.
-
- Bạo dái
- Kiêng sợ lắm; cũng có nghĩa là dái to. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình-Tịnh Paulus Của)
-
- Bạo đầu thì dại, bạo dái thì khôn
- Mới ban đầu mà táo bạo là dại, biết kiêng sợ dè dặt là khôn.
-
- Pháo đầu, xuất Tướng, Xe đâm thọc
- Một cách mở trận cờ tướng.
-
- Pháo đầu, Mã đội, Tốt lên hà
- Một cách mở trận trong cờ tướng.