Tìm kiếm "dầu nàng"
-
-
Biết đâu chim cá mà tìm
-
Đi đâu lướt thướt la tha
-
Đi đâu hớt hải hớt hơ
Đi đâu hớt hải hớt hơ
Hay là mất vợ, ngẩn ngơ đi tìm? -
Có đầu mà chẳng có đuôi
-
Trên đầu đội sắc vua ban
-
Đi đâu mà vội mà vàng
Đi đâu mà vội mà vàng
Ngã năm bảy cái lại càng thêm lâu -
Giấu đầu lại hở cánh tay
Giấu đầu lại hở cánh tay
Thà rằng thú thực con này cho xong! -
Đi đâu mang sách đi hoài
-
Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú
Xanh đầu con nhà bác
Bạc đầu con nhà chúDị bản
Nhỏ con nhà bác, lớn xác con nhà chú
-
Cú đâu dám sánh phượng hoàng
-
Mặc dầu cha đánh mẹ đe
-
Con đầu cháu sớm
Con đầu cháu sớm
-
Ở đâu đi bán cá con
– Ở đâu đi bán cá con
Ở đâu nung chĩnh, nung lon, nung nồi
Ở đâu gánh đá nung vôi
Ở đâu nấu rượu cho người ta mua
Ở đâu không miếu không chùa
Ở đâu tế lễ rước vua về thờ
Ở đâu thêu quạt thêu cờ
Ở đâu chạm vẽ đồ thờ ống hoa
Ở đâu có lính quan ba
Có dinh quan sáu có toà quan năm?
– Kẻ Dưng đi bán cá con
Kẻ Cánh nung chĩnh, nung lon, nung nồi
Kẻ Tự gánh đá nung vôi
Kẻ Rau nấu rượu cho người ta mua
Bên Tây không miếu không chùa
An Nam tế lễ rước vua về thờ
Hà Nội thêu quạt thêu cờ
Bắc Ninh chạm vẽ đồ thờ ống hoa
Hải Phòng có lính quan ba
Có dinh quan sáu có toà quan năm.Dị bản
Kẻ Dưng đi bán cá con
Kẻ Cánh gánh đất nỉ non nặn nồi
Kẻ Tự gánh đá nung vôi
Kẻ Rau nấu rượu cho người ta say
-
Đá dầu nát, vàng dầu phai
-
Đưa dâu bằng sõng, bằng ghe
-
Sầu đâu mà chẳng sầu đây
Sầu đâu mà chẳng sầu đây
Sầu cá dưới nước, sầu cây trên rừng
Cá sầu cá chẳng quật đuôi
Như lan sầu huệ, như tôi sầu mình -
Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Hồn anh thất lạc xuống dưới Diêm đình
Ông vua phán quở: Anh vì tình thác oan
Em ơi, một mai anh chết, em đừng có đến để tang
Bởi tại nơi em mà thiên hạ luận bàn.Dị bản
Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Hồn anh thất lạc, thác xuống Diêm đình
Diêm Vương ổng hỏi sự tình,
Tui lụy vì tình, tui mới thác oan.
-
Có đầu có đuôi, nuôi lâu cũng lớn
Có đầu có đuôi, nuôi lâu cũng lớn
-
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn
Chú thích
-
- Nón cụ
- Loại nón quai thao dùng cho cô dâu đội ngày trước.
-
- Bóng chim tăm cá
- Chim bay trên cao khó thấy bóng, cá lội ở vực sâu khó thấy hình. Chỉ người đi không có tin tức gì.
-
- Hải hồ
- Biển và hồ, chỉ chí khí rộng lớn người con trai trong xã hội phong kiến.
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ
(Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Sắc
- Tờ chiếu lệnh của vua ban cho quan dân dưới thời phong kiến.
-
- Có bản chép: trắp.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Trò.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Trùn
- Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Đông Viên
- Tên một làng thuộc huyện Quảng Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Tại đây có món đặc sản chè Đông Viên, nấu bằng đậu đen cùng với "mật chè" và bột lọc làm bằng củ hoàng tinh.
-
- Quan ba
- Tên gọi thời Pháp thuộc của cấp hàm đại úy (capitaine) Gọi vậy vì quân hàm này có 3 vạch.
-
- Quan sáu
- Cách gọi thời Pháp thuộc của quân hàm Đại tướng.
-
- Quan năm
- Cách gọi thời Pháp thuộc của quân hàm đại tá. Gọi vậy vì quân hàm này có 5 vạch.
-
- Tứ Trưng
- Tên Nôm là Kẻ Dưng, nay là một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một vùng đất có nền văn hiến lâu đời, với đầm Dưng, chợ Dưng, đền Dưng, và lễ hội thờ Đức Ông vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
-
- Hương Canh
- Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.
-
- Đại Tự
- Tên nôm là kẻ Tự, nay là một xã thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Cựu Ấp
- Tên nôm là kẻ Rau, nay là xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng thờ Tam Giang Đại Vương Thổ Lệnh, có nghề nuôi tằm. Hàng năm làng tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng Năm có các tục đua thuyền cướp kén ở ngã Ba Hạc.
-
- Bắc Ninh
- Một tỉnh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, rất giàu truyền thống văn hóa. Bắc Ninh có nhiều lễ hội (hội Lim, hội Đền Đô, hội Phù Đổng...), nhiều đền chùa (chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích...), là quê hương của danh tướng Cao Lỗ, Lý Thái Tổ, Nguyên Phi Ỷ Lan, đồng thời là cái nôi của dân ca quan họ.
-
- Hải Phòng
- Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Sõng
- Xuồng nhỏ đan bằng nan tre.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Bè
- Phương tiện di chuyển trên nước, đóng bằng cách cột nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ...) với nhau.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Vạc
- Giát giường bằng tre, gỗ, hay giường đóng bằng tre (phương ngữ). Có nơi đọc là vạt.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Ngọc Trản
- Tên một ngọn núi thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi này xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian quen gọi là Hòn Chén. Trên núi có điện Hòn Chén, thờ Thiên Y Thánh Mẫu.
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Kim Long
- Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.
Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).