Tìm kiếm "ban chiều"

Chú thích

  1. Phán mại
    Mua bán (phán: bán, mại: mua).
  2. Nại
    Nề hà, lấy làm điều (từ cổ, nay ít dùng).
  3. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
    Tinh thông một nghề thì có thể sống đầy đủ, sung sướng cả đời (thành ngữ Hán Việt).
  4. Thợ thuyền
    Công nhân (từ cũ).
  5. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  6. Gie
    (Nhánh cây) chìa ra.
  7. Diệc
    Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...

    Chim diệc đang bắt cá

    Chim diệc đang bắt cá

  8. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  9. Khăn rằn
    Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

  10. Quan niệm cũ: Coi trọng nghề nông (lộn đất) hơn buôn bán.
  11. Hạ bạn
    Ruộng thấp, chốn đồng bằng (từ Hán Việt).
  12. Hồng thủy
    Nước lụt (từ chữ Hán 洪水 – nước lớn).
  13. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  14. Ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước
    Mô tả hài hước tình trạng mất nước thường xuyên ở thành phố vào thời bao cấp: nhà nhà phải đợi đến khuya để thay phiên nhau hứng nước.
  15. Tấp
    Trôi dạt vào.
  16. Rét đài
    Rét váo tháng giêng âm lịch, khi mầm cây và nụ hoa còn được che chở trong đài.
  17. Rét lộc
    Rét vào tháng hai âm lịch, lúc này chồi cây (lộc) bắt đầu phát triển.
  18. Nghinh tân yếm cựu
    Đón mới, bỏ cũ.
  19. Tham phú phụ bần
    Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
  20. Chưa thăm ván đã bán thuyền
    Hành động (thường là dựng vợ gả chồng) vội vã, không tìm hiểu xem xét kĩ lưỡng.
  21. Đâm cấu
    Giã gạo (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  22. Làm đĩ không xấu bằng đâm cấu ban ngày
    Vào vụ mùa, giã gạo (đâm cấu) là công việc nên làm ban đêm, để dành ban ngày cho những việc cần thiết, nặng nhọc hơn.
  23. Buôn vã
    Buôn dạo. ở đây có nghĩa là trên bộ (đi vã, gánh vã).