Áo cũ để mặc trong nhà,
Áo mới để mặc khi ra ngoài đường
Tìm kiếm "ban chiều"
-
-
Giàu ba họ cũng gần
Dị bản
-
Lấy chồng về Bàu Gõ, nước mắt nhỏ hai hàng
-
Dạo chơi Bàn Thạch thanh nhàn
-
Ban mai ra đứng trông mây, thấy mây giăng mất chỗ
-
Anh ơi, anh đừng ham đi bạn ghe chài
-
Tôi đi trời nắng chang chang
-
Bàn tay đỏ ửng như son
Bàn tay đỏ ửng như son
Không người danh tướng cũng con học hành -
Bàn tay ngang lại lắm lông
Bàn tay ngang lại lắm lông
Là người nhục dục ắt không phải vừa -
Kẻ nào trống giữa bàn chưn
-
Ngón tay thon thỏn búp măng
-
Gió đưa bụi trúc ngả
Gió đưa bụi trúc ngả
Làm bụi sả cũng tàn
Nương theo chéo áo con bạn vàng
Dầu sanh dầu tử, chỉ có mình nàng mà thôi -
Thà cho vàng, không ai dẫn đàng đi buôn
Thà cho vàng, không ai dẫn đàng đi buôn
-
Có thương mới dức bẩn nhau
-
Ra đi ông chú ngầy ngà
-
Chó nhảy bàn độc
Dị bản
Chó ngồi bàn độc
-
Tin nhau buôn bán cùng nhau
-
Cho nhau vàng, không bằng trỏ đàng đi buôn
Cho nhau vàng, không bằng trỏ đàng đi buôn
-
Bần gie, bần liệt, diệc đậu chờ mồi
-
Muốn ăn mắm sặc bần chua
Chú thích
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Bần
- Nghèo (từ Hán Việt).
-
- Phú quý đa nhân hội
- Giàu sang thì nhiều người lân la đến làm quen.
-
- Bàu Gõ
- Địa danh nay thuộc xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
- Sông Bàn Thạch
- Phần thuợng lưu của sông Đà Nông, một con sông chảy qua tỉnh Phú Yên. Sông dài 60 cây số, phát nguyên tại Hòn Dù, một nhánh của Trường Sơn cao 1104m, chảy qua các xã thuộc tổng Hòa Đa và Hòa Đồng rồi ra cửa Đà Nông. Mùa lụt sông chảy xiết vì nước lũ từ các con suối tràn về. Mùa nắng, nước Bàn Thạch chảy lờ đờ, lòng sông cạn nên chỉ lợi cho nông nghiệp.
Tương truyền sông Bàn Thạch là thánh địa của loài cá sấu. Dưới đời Minh Mạng, quan sở tại Phú Yên tâu rằng cá sấu ở đây hại người hơn cả cọp, xin thưởng cho ai giết cá sấu như giết cọp. Dân hai bên bờ nộp nhiều bộ da cá sấu để lãnh thưởng.
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bạn biển
- Những người làm mướn về nghề đi biển, nghề cá. Làm nghề này cũng gọi là đi bạn hoặc đi ghe bạn.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Tánh tình
- Tính tình (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngầy ngà
- Rầy rà, phiền nhiễu.
-
- Bàn độc
- Bàn thờ. Từ này vốn là bàn đọc, dần dần đọc trại ra thành bàn độc.
-
- Chó nhảy bàn độc
- “Vắng nhà hoặc cơn loạn-ly, trật-tự đảo-lộn, ai muốn làm chi thì làm” (Việt Nam tự điển). Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, câu này chỉ những kẻ bất tài vô dụng nhưng gặp vận may mà có được địa vị cao.
-
- Nhời
- Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
-
- Pha phôi
- Lẫn lộn, điên đảo.
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Mùa nước nổi
- Tên gọi dân gian của mùa lũ từ tháng 7 âm lịch ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ. Vào mùa này, nước ở các sông ngòi kênh rạch dâng lên tràn bờ, nhiều khi ngập nhà cửa. Nước nổi gây ra nhiều khó khăn vất vả cho người dân, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều sản vật tự nhiên và bồi đắp phù sa cho vùng đất này.