Trèo lên cây chanh
Hái chanh, ăn chanh
Ngửa khăn bọc chanh
Bớ người quân tử cầu danh
Đừng thấy chanh chua mà phụ, gặp gái lành mà chê
Tìm kiếm "tự vẫn"
-
-
Quân tử ơi! Chàng hỡi là chàng
-
Anh với em má tựa vai kề
-
Tui đau tương tư, ba tui chạy thuốc, chị tui suốt lá sầu đâu
-
Tân trào ăn ở quá nghiêm
-
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Nước kia không khát, khát khao duyên chàng -
Ngọc lành ai dễ bán rao
-
Nực cười thầy bói soi gương
Nực cười thầy bói soi gương
Thầy tu chải chấy, cá mương hóa rồng -
Cây khô một lá bốn năm cành
-
Buồn tình cha chả buồn tình
-
Quân tứ ư hự thì đau
Dị bản
Quân tử ứ hự đã đau
Tiểu nhân dùi đục đập đầu như không
-
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
-
Miệng ru, nước mắt hai hàng
Miệng ru, nước mắt hai hàng
Con càng khôn lớn, mẹ càng thêm lo
Dặn con, con có nghe cho
Chọn người quân tử đói no cũng đành -
Sông lai láng, bể lại láng lai
Sông lai láng, bể lại láng lai
Hỡi người quân tử quen ai mà mừng? -
Dọn cơm chống đũa ngồi nhìn
-
Trời tháng Mười năng mưa năng lụt
– Trời tháng Mười năng mưa năng lụt,
Đất năng lở năng bồi,
Tình ta thương quân tử cựu,
Không lẽ đi mời quân tử tân,
Thôi em liều mình thác xuống sông Ngân,
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng.
– Ới em ơi, muốn cho đặng cả hai bên
Em về đan tám bức phên, dựng tường buồng
Dựng buồng thì phải dựng luôn,
Đừng ngăn quân tử cựu, đừng buồn quân tử tân
Tội gì em thác xuống sông Ngân
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng. -
Sầu tương tư, hư nhan sắc
Sầu tương tư, hư nhan sắc
-
Quân tử nhất ngôn, thiệt dại chứ chưa khôn
-
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi
Khế héo khế lại mọc chồi
Con dao lá trúc thìa vôi têm trầu
Từ ngày ta phải lòng nhau
Bỏ buôn bỏ bán bỏ giầu chợ phiênDị bản
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng mày khế ơi
Bây giờ tôi đứng tôi ngồi
Con dao lá trúc bình vôi têm trầu
-
Nhân chi sơ tay sờ cơm nguội
Dị bản
Tam tự kinh là rình cơm nguội
Nhân chi sơ là sờ vú mẹ
Tính bản thiện là miệng muốn ăn
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Tề
- Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Suốt
- Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Tân trào
- Nghĩa đen là "triều đại mới", còn gọi là đàng mới, phương ngữ Nam Bộ chỉ chính phủ người Pháp lập ra để cai trị nước ta và thời kì (triều / trào) dân ta sống dưới sự cai trị này. Đối lập với tân trào là đàng cựu hay cựu trào chỉ chính quyền triều Nguyễn trước khi người Pháp tới.
-
- Trân
- Quý trọng, coi trọng (chữ Hán).
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Ứ hự
- Tiếng phát ra nghe nhự bị tắc nghẽn trong cổ họng, thường để tỏ ý không bằng lòng.
-
- Đây là hai câu trong bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, một thi sĩ Trung Quốc thời Đường. Nguyên văn Hán Việt:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyềnTrần Trọng Kim dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
-
- Vượt biên
- Trốn ra nước ngoài.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Tân
- Mới (từ Hán Việt).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Quân tử nhất ngôn
- Nói một lời (nhất ngôn), giữ chữ tín, được cho là tính cách của người quân tử theo quan niệm Nho giáo.
-
- Hòa Đình
- Cũng tên là Lồi Đình, tên Nôm là Nhồi, một làng quan họ xưa, nay thuộc phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Nhân chi sơ, tính bản thiện
- Con người khi mới sinh ra thì bản tính lương thiện. Đây là hai câu đầu trong Tam tự kinh, một cuốn sách được soạn dưới thời nhà Minh (Trung Quốc) dùng để dạy cho trẻ em mới đi học. Trước đây ở ta cũng dùng sách này.