Bác mẹ em vội tham vàng
Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
Trước thời thẹn với nước non
Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày
Khi vui có bác mẹ thầy
Cơn sầu em chịu đắng cay một mình
Mang thư ra dán cột đình
Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?
Phong ba nổi giữa đất bằng
Một dây một buộc ai giằng cho ra
Thiết gì một cảnh vườn hoa
Mà đem đày đọa thân ta thế này
Biết chăng hỡi bác mẹ thầy
Ngỡ rằng gả bán hóa đày thân con?
Tìm kiếm "mảng"
-
-
Em có chồng rồi, bớt ngọn tóc mai
-
Nón em mua bốn hào ba
-
Khi xưa thì anh không nói
-
Biết ai than thở sự tình
Biết ai than thở sự tình
Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi
Lấy chồng gặp phải kẻ tồi
Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay
Cả ngày chỉ rượu sưa say
Khi nay thuốc phiện khi nay tài bàn
Nói ra mang tiếng phũ phàng
Nín đi thì não can tràng xiết bao
Cũng thì phận gái má đào
Người thì gặp được anh hào đảm đang
Mình thì cũng dự phấn hương
Gặp nơi lêu lổng chẳng thương chút nào -
Triều đình còn chuộng thi thư
Triều đình còn chuộng thi thư
Khuyên anh đèn sách sớm trưa học hành
May nhờ phận có công danh
Mà anh phú quý, ấy mình vẻ vang
Khuyên đừng trai gái loang toàng
Khuyên đừng chè rượu nữa mang tiếng người
Cũng đừng cờ bạc đua chơi
Sao cho sự nghiệp ra người trượng phu
Làm sao nên tiếng danh nho
Thần trung tử hiếu để cho vang lừng. -
Em gặp anh đây, cho em hỏi thử đôi lời
– Em gặp anh đây, cho em hỏi thử đôi lời
Chữ chi anh chôn xuống đất,
Chữ chi anh cất lên trang,
Chữ chi anh mang không nổi,
Chữ chi gió thổi không bay,
Trai nam nhi anh mà đối đặng,
Em thưởng cái nón bài thơ đội liền.
– Chữ Triệu anh chôn xuống đất,
Chữ Tiên sư anh cất lên trang,
Chữ Trung chữ Hiếu anh mang không nổi,
Bia tạc đá vàng, gió thổi không bay,
Trai nam nhi anh đà đối đặng, em thưởng cái nón bài thơ đâu rồi? -
Anh hiếu bao nhiêu gọi rằng hiếu nghĩa?
-
Trông lên trời, trời cao vằng vặc
Trông lên trời, trời cao vằng vặc
Ngó xuống đất, đất rộng thênh thang
Thương em nhưng sợ lỡ làng
Nhà cao cửa rộng, em đâu màng tới anh -
Một mừng Tần Tấn gặp nhau
Một mừng Tần Tấn gặp nhau,
Hai mừng ngỏ ý Trần Châu một nhà
Ba mừng vui vẻ giao hòa
Bốn mừng đây đó trước xa sau gần
Năm mừng đi lại ân cần
Sáu mừng không để đêm xuân mơ màng
Bảy mừng nên đạo cương thường
Tám mừng giải tỏ lời nguyền thề chung
Chín mừng tiếp khách non bồng,
Mười mừng kết nghĩa loan phòng từ đây -
Nghe nói anh đi đó đi đây
-
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể Bắc anh tìm bể Đông
Tìm bể Ðông thấy lông chim nhạn
Tìm bể cạn thấy đàn chim di
Ai mang nhân ngãi ta đi
Thì mang nhân ngãi ta về cho ta!Dị bản
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn bể Bắc anh tìm bể Đông
Bể Đông không bóng chim bay
Hôm qua là chín, hôm nay là mười
Tìm em đã mướt mồ hôi
Lại đứt nút áo, lại rơi khăn đầu
Tìm em chẳng thấy em đâu
Lội sông ướt áo, qua cầu tủi ghe
Có nghe nín lặng mà nghe
Những lời anh nói như se vào lòng
-
Chim gì kêu suốt mùa hè
Chim gì kêu suốt mùa hè,
Nó kêu “nước nước” ven đê, ven đường?
Chim gì kêu chẳng ai thương,
Kêu ra người mắng tìm đường bay xa?
Chim gì kêu giữa tháng ba,
Giục chùm vải chín là đà bên sông?
Chim gì nhảy nhót trên đồng,
Trên lưng trâu đậu mà trông luống cày?
Chim gì làm tổ trên cây,
Chim gì sẵn đó đẻ ngay tức thì,
Đẻ rồi chắp cánh bay đi,
Ấp nở mặc trứng, con thì không nuôi?
Chim gì mà lượn trên giời,
Rình con gà nhỏ làm mồi nó ăn?
Chim gì bé tị lăn tăn,
Làm tổ cây ngáinhện chăng ven đường?
Chim gì đuôi, cánh màu vàng,
Véo von cho cả xóm làng đều thân?
Chim gì bay ra ầm ầm?
Chim gì ăn tối âm thầm đó ai?
Chim gì hót đủ trăm bài?
Chim gì mặt nguyệt xòe dài lông đuôi?
Chim gì chả thấy ai nuôi,
Chỉ đậu cửa điện, đứng nơi cửa đền?Là những loại chim gì?Chim cuốc kêu suốt mùa hè,
Nó kêu “nước, nước” ven đê ven đường.
Chim quạ kêu chẳng ai thương,
Kêu ra người mắng, tìm đường bay xa.
Tu hú kêu vào tháng ba,
Giục chùm vải chín là đà ven sông.
Sáo sậu nhảy nhót trên đồng,
Trên lưng trâu đậu mà trông luống cày.
Bồ các làm tổ trên cây,
Tu hú đẻ đó liền ngay tức thì.
Đẻ rồi chắp cánh bay đi,
Ấp nở mặc trứng, con thì không nuôi.
Diều hâu mà lượn trên giời,
Rình con gà nhỏ làm mồi nó ăn.
Chim sâu bé tị lăn tăn,
Làm tổ cây ngái nhện chăng ven đường.
Hoàng anh đuôi cánh màu vàng,
Véo von cho cả xóm làng đều thân.
Én, mòng bay lượn ầm ầm,
Chim vạc ăn tối âm thầm đó ai.
Chim khướu hót đủ trăm bài,
Chim công mặt nguyệt xòe dài lông đuôi.
Chim hạc chẳng thấy ai nuôi
Chỉ đậu cửa điện, đứng nơi cửa đền. -
Tôi lạy ông Cầu bà Quán
Tôi lạy ông Cầu bà Quán
Phù hộ cho mẹ đĩ nhà tôi
Nó ăn nó chơi
Như con ngựa ngáp
Việc làm thì nhác
Lại hay nỏ mồm
Củ từ khoai môn
Bao nhiêu cũng chứa
Vớt bèo thì ngứa
Xay thóc nhức đầu
Chăn trâu ngã nắng
Chồng giận có mắng
Thì lại hờn cơm
Ra chân đống rơm
Cắn chắt trừ bữa
Nhà có đám giỗ
Luộc gà quăng mề
Thổi cơm thì khê
Rang vừng thì cháy
Con mắt nhấp nháy
Ăn vụng thành thần
Lấy giẻ chùi chân
Lấy rơm lau bát…Dị bản
Tôi lạy ông Cầu bà Quán
Phù hộ cho mẹ đĩ nhà tôi
Nó ăn nó chơi
Nó tươi nó cười
Như con ngựa ngáp
Làm ăn chậm chạp
Có tí nỏ mồm
Đi chợ bao nhiêu khoai lang củ từ cũng chứa
Vớt bèo thì ngứa
Xay lúa nhức đầu
Chăn trâu ngã nắng
Chồng giận chồng mắng
Có tính hờn cơm
Ra chân đống rơm
Cắn chắt trừ bữa
Nay lần mai lữa
Mày giống tính ai?
-
Một anh để em ra
-
Đêm khuya anh nghe con nhạn kêu sương
Đêm khuya anh nghe con nhạn kêu sương
Anh buồn, anh thương, anh trông, anh giận
Anh vơ vơ vẩn vẩn dưới ngọn đèn tàn
Từ đây tâm dạ anh hoang mang
Biết cùng ai kết nghĩa vuông tròn được chăng! -
Đêm qua trời sáng trăng rằm
Đêm qua trời sáng trăng rằm
Anh đi qua cửa, em nằm không yên
Mê anh chẳng phải mê tiền
Thấy anh lịch sự, có duyên, dịu dàng
Thấy anh em những mơ màng
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi
Thấy anh chưa kịp ngỏ lời
Ai ngờ anh đã vội dời gót loan
Thiếp tôi mê mẩn canh tàn
Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên
Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên
Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày
Nghĩ rằng duyên nợ từ đây
Xin chàng hãy lại nơi đây chút nào
Cho thiếp tỏ thiệt với nao! -
Chàng trẩy đi, trễ đã mấy đông
Chàng trẩy đi, kể đã mấy đông
Cho loan đón gió, cho rồng chờ mưa
Tấm gan vàng dạ sắt thiếp ngẩn ngơ
Lấy ai gìn giữ con thơ cho chàng
Nghĩa vợ chồng đồng tịch đồng sàng
Đồng sinh đồng tửcưu mang đồng lần
Chàng trẩy đi, vâng lệnh quân thân
Thiếp xin đôi chữ Tấn Tần hợp duyên
Nữa mai bóng quế dãi thềm
Bóng trăng thấp thoáng ngọn đèn mờ xanh
Chàng trẩy đi, nước mắt thiếp tôi chạy quanh
Chân đi thất thểu lời anh dặn dò -
Chẻ tre đan nón
-
Tiền trao cháo múc
Tiền trao cháo múc
Không tiền cháo trút trở ra
Tin nhau buôn bán cùng nhau
Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời
Thay gì lừa đảo kiếm lời
Một nhà ăn uống, tội trời riêng mang
Theo chi những thói gian tham
Pha phôi thực giả tìm đường dối nhau
Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật giàu sau mới bền.
Chú thích
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Gông xiềng
- Gông là một dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, thường là rất nặng, để đeo vào cổ tội nhân ngày trước. Xiềng là sợi xích lớn có vòng sắt ở hai đầu để khoá chân tay người tù. Gông xiềng vì thế thường được dùng để chỉ ách nô lệ.
-
- Và
- Vài.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Can trường
- Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
(Truyện Kiều)
-
- Loang toàng
- Như luông tuồng. Lung tung, bừa bãi, không biết giữ gìn.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Danh nho
- Nhà nho có tiếng tăm.
-
- Thần trung tử hiếu
- Bề tôi thì trung, con thì hiếu (chữ Hán).
-
- Trang
- Đồ bằng gỗ, được đóng hoặc treo trên tường, chỗ cao ráo, trang trọng để thắp nhang, đặt bình hoa và các vật phẩm khác để thờ cúng ông bà tổ tiên.
-
- Nón bài thơ
- Loại nón nổi tiếng của xứ Huế, giữa hai lớp lá nón có lồng ép thơ, ca dao hoặc/ và hình hoa văn trang trí, chỉ thấy được khi soi ngược sáng.
-
- Tấm triệu
- Còn gọi là minh tinh, dải lụa dài trên có chữ ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần… của người chết, treo trên một chiếc đòn nhỏ có người khiêng (gọi là giá triệu), được khiêng đi trước quan tài trong đám tang.
-
- Tiên sư
- Người dựng nên một thuyết hay một nghề nghiệp (từ Hán Việt).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Cổ Chiên
- Tên một phân lưu của sông Cửu Long, có chiều dài 82km, bắt nguồn tại tỉnh Vĩnh Long, chảy qua Trà Vinh trước khi đổ ra biển tại hai cửa sông là cửa Cung Hầu (Bến Tre) và cửa Cổ Chiên (Trà Vinh). Có thuyết cho rằng tên sông có liên quan đến một sự kiện lịch sử cuối thế kỷ 18: Vào năm 1785, khi bị đại bại ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút, tàn quân của Nguyễn Ánh phải dùng thuyền chạy trốn xuống phía Nam, đến dòng sông này bị thuyền của quân Tây Sơn đuổi theo sát quá, quan quân của Nguyễn Ánh cuống quít, sợ hãi đã làm rơi cả trống (cổ) và chiêng lệnh (chinh) xuống sông. Từ đó, nhân dân địa phương gọi tên sông là Cổ Chiên (do đọc trại từ "Cổ Chinh" mà ra).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Bánh phồng
- Tên chung của các loại bánh được làm từ bột ngũ cốc kết hợp gia vị, phụ gia, sau đó được chiên phồng trong mỡ nước hay dầu ăn. Bánh phồng có nhiều loại, trong đó phổ biến là bánh phồng mì, bánh phồng nếp, bánh phồng tôm, bánh phồng vẽ...
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Mỹ Lồng
- Còn gọi là Mỹ Luông, một cái chợ có từ lâu đời, nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sách Gia Định thành thông chí chép: "Nơi bờ phía bắc (sông Bến Tre) là chợ Mỹ Luông (tên cũ của chợ Mỹ Lồng) phố xá liền lạc, người buôn bán tụ hội đông đảo." Nơi đây nổi tiếng với đặc sản bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, được chia làm nhiều loại: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa...
-
- Sơn Đốc
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nổi tiếng với đặc sản bánh phồng.
-
- Măng cụt
- Một loại cây nhiệt đới cho quả khi chín có màu tím đậm, vỏ dày, ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt rất thơm ngon, ngày xưa còn được dùng để tiến vua. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Thái-Khmer mangkut.
-
- Hàm Luông
- Một trong các nhánh của sông Tiền, là ranh giới tự nhiên giữa hai cù lao Bảo và Minh, dài 70 km, chảy trọn vẹn trên đất Bến Tre. Trên sông có những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như: cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao Lăng, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi... Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gòn
- Còn gọi là cây bông gòn, một loại cây to, vỏ màu xanh tươi, lá kép hình chân vịt, cho quả hình thoi chứa nhiều sợi bông. Khi quả chín khô và nứt ra, từng túm bông sẽ phát tán theo gió, mang theo những hạt màu đen, giúp cây nhân giống. Bông trong quả gòn được dùng để nhồi nệm, gối và làm bấc đèn.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Chim di
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chim di, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Đê
- Một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn lũ lụt.
-
- Vải
- Tên Hán Việt là lệ chi, một loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới. Quả có lớp vỏ màu đỏ, sần sùi dễ bóc, bên trong là lớp cùi thịt màu trắng mờ, ăn rất ngọt. Quả được thu hoạch vào mùa hè.
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Ngái
- Một loại cây thuộc họ dâu tằm, có tên khác là sung ngái, dã vô hoa. Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của cây ngái đều có tác dụng chữa bệnh.
-
- Mặt nguyệt
- Một loại họa tiết cổ gồm một hình dĩa tròn tựa trên mấy cụm mây, thường xuất hiện trên mái đình, chùa. Họa tiết này thường kèm theo hình hai con rồng.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Tu hú
- Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Diều hâu
- Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.
-
- Chim sâu
- Tên chung của một số loài chim nhỏ như chim sẻ, thường ăn mật hoa, quả mọng, nhện và sâu bọ.
-
- Hoàng anh
- Còn gọi là chim vàng anh hay hoàng oanh, là loài chim di cư nhỏ, ăn côn trùng và quả cây. Hoàng anh trống nổi bật với bộ lông vàng và đen, hoàng anh mái có bộ lông vàng ánh xanh lục.
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Hải âu
- Còn gọi là chim mòng hay mòng biển. Là loài chim có kích thước từ trung bình tới lớn, thường có màu xám hay trắng, với các đốm đen trên đầu hay cánh, mỏ dài khỏe, chân có màng bơi. Người đi biển có thể xem chim hải âu bay để dự đoán thời tiết.
-
- Khướu
- Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Ông Cầu bà Quán
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Ông Cầu bà Quán, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nỏ mồm
- Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
-
- Khoai từ
- Loại khoai thuộc họ củ nâu. Ở Việt Nam, loại có gai phân bố ở Phú Quốc, loại không gai phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và là một vị thuốc với nhiều công dụng.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Ngã nắng
- Hiện tượng kiệt sức, ra nhiều mồ hôi, thở nhanh, có thể ảnh hưởng đến tính mạng do ở lâu ngoài nắng.
-
- Hờn cơm
- Hờn dỗi, bỏ bữa ăn. Cũng gọi là dỗi cơm.
-
- Cắn chắt
- Cắn ăn hạt lúa (cho vui miệng hoặc đỡ đói).
Về ngóng cô nàng xưa cắn chắt
cười lia dăm hạt cốm
giờ đã nằm sương giậu lả tầm xuân
(Người không về - Hoàng Cầm)
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Cầm
- Giữ lại. Từ này có lẽ có gốc từ chữ Hán kiềm (cái khóa).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Nghèo.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Đồng tịch đồng sàng
- Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
-
- Đồng sinh đồng tử
- Sống chết có nhau.
-
- Đồng lần
- Lần lượt như nhau, trước sau rồi ai cũng có, cũng phải làm, phải chịu hoặc phải trải qua.
-
- Quân thân
- Vua và cha mẹ (từ Hán Việt). Theo đạo Nho, trung với vua và hiếu với cha mẹ là hai phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của con người.
-
- Lý
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian Việt Nam. Lý đặc biệt phát triển từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, vô Nam Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Thể tài rất đa đa dạng và hết sức bình dị, từ các loại cây trái, thức ăn bình dân cho tới những phong tục, lễ nghi, hội hè, sinh hoạt hàng ngày...
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...