Sớm mơi ra đứng cột lều
Áo quần rách rưới, lại nhiều cảnh điên
Tìm kiếm "đứng bóng"
-
-
Qua sông anh đứng anh chờ
Qua sông anh đứng anh chờ
Qua cầu anh đứng ngẩn ngơ vì cầu -
Ruộng bà bà đứng bà trông
-
Câu hò tôi đựng trong lu
-
Đống thóc nhà đừng để cho gà người bới
Đống thóc nhà đừng để cho gà người bới
-
Từ hồi tôi đụng anh này
Từ hồi tôi đụng anh này
Chân không bén đất, đầu đầy rác rơm -
Ngày ngày ra đứng ngoài sông
Ngày ngày ra đứng ngoài sông
Giả vờ đi tắm mà trông thấy nàng -
Anh biểu em đừng thở vắn than dài,
-
Hạc chầu thần đứng trước cửa đình
-
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Hai tay rũ xuống như tàu chuối te
Tiếc công vun bón cây me
Me không có trái, chim nhè đậu lên
Tiếc công rày xuống mai lên
Mòn đàng đứt cỏ, không nên tự trời
Tưởng rằng kèo cột ở đời
Ai ngờ kèo rã cột rời tứ phương
Ngày nào em nói em thương
Như trầm mà để trong rương chắc rồi
Bây giờ khóa rớt chìa rơi
Rương long nắp vỡ bay hơi mùi trầm -
Người về tôi đứng tôi trông
Người về tôi đứng tôi trông
Ước gì tôi được khăn hồng trao tay
Ước gì người ở dưới này
Tôi về trên ấy như cây có cành -
Chiều chiều ai đứng hàng ba
Chiều chiều ai đứng hàng ba,
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng -
Con quạ nó đứng đầu cầu
Con quạ nó đứng đầu cầu,
Nó kêu bớ má lấy trầu khách ăn -
Chiều chiều ra đứng núi Bà
-
Một mai ai đứng bên kinh
-
Con quạ nó đứng đầu cầu
-
Chiều chiều ra đứng ngõ trông
Chiều chiều ra đứng ngõ trông
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người -
Xa nhau khó đứng khó ngồi
-
Có cứng mới đứng đầu gió
Có cứng mới đứng đầu gió
-
Cây khô chết đứng giữa đồng,
Chú thích
-
- Mơi
- Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hàng sông
- Còn gọi là hàng lườn, khoảng cách giữa các hàng lúa tính theo chiều đi giật lùi của người cấy.
-
- Hàng con
- Còn gọi là hàng tay, hàng lúa ngang theo chiều tay cấy.
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cửa sài
- Từ chữ sài môn, nghĩa là cổng củi, cổng của nhà nghèo.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Tàu chuối te
- Tàu lá chuối rách.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tự
- Tại, bởi vì (từ cổ).
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Núi Bà Đen
- Một ngọn núi thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là ngọn núi cao nhất miền Tây Nam Bộ (986m), cũng gọi là núi Một hoặc núi Điện Bà. Chùa và núi Bà Đen là những di tích văn hóa - lịch sử tiêu biểu của Tây Ninh.
-
- Theo học giả An Chi:
Nguyên văn hai câu đầu là:
Một mai ai đứng minh tinh
Ai phò giá triệu, ai nghinh quan tài?Minh tinh, trong Nam còn gọi là tấm triệu, là dải lụa dài ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần, v.v… của người chết, treo trên một cái giàn nhỏ có đòn khiêng, thường gọi là cái giá triệu, để khiêng đi trước quan tài khi đưa đám tang. Vậy đứng minh tinh là có tên trên tấm minh tinh, nghĩa là đã chết. Nghinh (nghênh) là đón rước. Nghinh quan tài là bưng cái bát hương đi thụt lùi phía trước quan tài để dẫn đường. Còn phò giá triệu là chống gậy tang đi bên cái giá triệu để hộ tống. Nghinh quan tài và phò giá triệu thường là bổn phận của con trai trưởng (hoặc con trai) và của cháu đích tôn (hoặc cháu nội trai). Vậy "đứng bên kinh" và "rinh quan tài" chỉ là do tam sao thất bản mà ra. Theo chúng tôi, bài này vốn chỉ có hai câu đầu và đây là lời của người vợ không sanh nở nói với chồng [...]
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Ghe bầu
- Loại ghe (thuyền) đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Ghe bầu ra đời từ giữa thế kỷ 16, có nguồn gốc tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. Tên "ghe bầu" bắt nguồn từ tiếng Khmer xòm pầu.
-
- Nồi
- Nùi (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...