Tôi đây khách lạ xa đàng
Tới đây hát đối biết nàng ở Dùi Chiêng
Mai ngày tôi trở lại Bình Yên
Thương mấy cô ở lại có chiêng mà không dùi
Về nhà lòng những ngậm ngùi
Nghĩ thương thân phận có dùi mà không chiêng
Trăm lạy ông trời cho tôi trở lại chốn đào nguyên
Để có ta, có bạn, có chiêng, có dùi.
Tìm kiếm "Thăng Long Hà Nội"
-
-
Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn
-
Uống nước sông, nhớ mạch suối
Uống nước sông, nhớ mạch suối
-
Bới lông tìm vết
Bới lông tìm vết
-
Đi guốc trong bụng
Đi guốc trong bụng
-
Lòng lang dạ sói
Dị bản
Lòng lang dạ thú
-
Thay lòng đổi dạ
Thay lòng đổi dạ
-
Rậm mày ắt cả lông
-
Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng
-
Của ít lòng nhiều
Của ít lòng nhiều
-
Được lòng đất mất lòng đò
-
Đau lòng súng súng nổ
-
Nhẹ bằng lông quăng không đi
-
Một hóa long, hai xong máu
-
Chạy như cờ lông công
-
Xanh vỏ đỏ lòng
-
Muối đổ lòng ai nấy xót
Muối đổ lòng ai nấy xót
-
Được chim bẻ ná, được cá quên nơm
-
Được lời như cởi tấm lòng
Được lời như cởi tấm lòng
-
Quạ cắm lông công
Quạ cắm lông công
Dị bản
Quạ đội lốt công
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dùi Chiêng
- Tên một làng nay là thôn Dùi Chiêng, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng nằm dọc ở thượng nguồn sông Thu Bồn, trước mặt là sông, sau lưng là núi, có hình thể giống như cái dùi của cái chiêng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Đào nguyên
- Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.
Đào nguyên cũng gọi là động đào.
-
- Tương truyền đây là một bài thơ của ông Tú Quỳ, một danh nhân đất Quảng Nam.
-
- Phạm Bá Doãn
- Một người dân sống ở làng Dùi Chiêng vào đầu thế kỉ 20, tương truyền là người nghĩ ra một thứ bẫy để bắt cọp mà người địa phương quen gọi là cái chòi. Các bô lão làng Dùi Chiêng cho biết về hình dáng, chòi không to, ngang gần 1 mét, dài khoảng 5 mét, làm hoàn toàn bằng cây săn, chắc, được chôn sâu xuống đất, phía trên được cột kỹ, chèn đá to, làm sao để một khi cọp đã vào bẫy thì không thể vùng ra nổi. Trong chòi nhốt một con chó, ngăn lại. Cọp nghe tiếng chó sủa, mò đến. Khi nó vừa vào thì bẫy sụp xuống. Người ta chỉ việc dùng giáo nhọn mà đâm cho đến lúc cọp chết mới thôi.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Lang
- Chó sói. Theo Thiều Chửu: Tính tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là lang hổ 狼虎.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Thần Nông
- Một vị thần của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nên văn minh Bách Việt. Theo truyền thuyết, ông sống cách đây khoảng hơn 5.000 năm và là người dạy người Việt trồng ngũ cốc, làm ruộng, chế ra cày bừa…
-
- Được lòng đất mất lòng đò
- Được lòng người ngày thì mất lòng người kia. Ở vào tình thế khó xử, không thể làm vừa lòng tất cả mọi người.
-
- Đau lòng súng súng nổ, đau lòng gỗ gỗ kêu
- Đau thì tự nhiên phải rên la, không nín thinh được.
-
- Nhẹ bằng lông quăng không đi, nặng bằng chì quăng xa lắc
- Khéo thu xếp thì việc khó cũng thành dễ, và ngược lại.
-
- Một hóa long, hai xong máu
- Hoặc là đạt được thành tựu (hóa long), hoặc là chết (xong máu). Tương tự như câu Một xanh cỏ, hai đỏ ngực.
-
- Chạy như cờ lông công
- Cờ lông công là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hoả tốc (có nguồn nói cờ làm bằng lông gà, lông công là nói cho vần hoặc là từ láy). Chạy như cờ lông công là chạy như người lính trạm cầm cờ lông công, chuyển đệ tin tức quân sự khẩn cấp, ngày nay chỉ việc chạy tất tả ngược xuôi.
-
- Xanh vỏ đỏ lòng
- Vẻ ngoài và bên trong khác nhau, thường để nói tính cách không thật lòng, khó lường. "Xanh" với "đỏ" là nói cho vần chứ không phân biệt màu nào là tốt hay xấu.
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.