Đố tục giảng thanh
Miệng thì chào anh, hai tay nâng đít
Tìm kiếm "trâu ơi ta bảo trâu này"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn cỏ héo
Trâu chậm uống nước dơ
Trâu ngơ ăn cỏ héo -
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
-
Trâu buộc ghét trâu ăn
Trâu buộc ghét trâu ăn
-
Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên trong nát bấy như đường trâu đi -
Ngồi buồn xe chỉ cột trâu
-
Cô kia đội nón dưới mưa
Cô kia đội nón dưới mưa
Cho tôi mượn đội một mùa chăn trâu
Ra về mẹ hỏi nón đâu
Nón đi qua cầu gió hất xuống sông. -
Làm trâu tế sống mẹ chồng
Làm trâu tế sống mẹ chồng
Cái ơn mẹ ẵm mẹ bồng chồng con -
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Con trâu là đầu cơ nghiệp
-
Đặt cày trước trâu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cha chết không lo, lo trâu méo lồn
Cha chết không lo, lo trâu méo lồn
-
Sừng cánh ná
Dị bản
-
Cách nhau một bức rào thưa
-
Trâu buộc thì ghét trâu ăn
Trâu buộc thì ghét trâu ăn
Quan võ thì ghét quan văn dài quần -
Đàn gảy tai trâu
Đàn gảy tai trâu
-
Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu
Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu
Tham vì ông lão tốt râu mà hiền
Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồDị bản
-
Trâu ác thì vạc sừng
Trâu ác thì vạc sừng
-
Hì hà hì hụi
Hì hà hì hụi
Phát bụi phát bờ
Cho lau phất cờ
Cho trâu ra trận
Ba thằng ba đấm
Chết sạch quân thù
Cho cô đi chợ
Cho tớ đi trâu
Cho lau phất cờ. -
Ngựa ai buộc ngõ ông Cai
-
Mất trâu mất ruộng không màng
Chú thích
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Ngưu
- Con trâu (từ Hán Việt).
-
- Tầm
- Tìm (từ Hán Việt)
-
- Mã
- Con ngựa (từ Hán Việt).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Nỏ
- Một loại vũ khí cổ truyền thường được dùng trong săn bắn và chiến tranh trước đây. Một chiếc nỏ đơn giản gồm một cánh nỏ nằm ngang hơi cong, đẽo từ một loại gỗ có sức đàn hồi cao, lắp vào báng nỏ có xẻ rãnh để đặt mũi tên. Trước khi bắn, cánh nỏ bị uốn cong bằng cách kéo căng và gài dây cung vào lẫy nỏ. Khi bóp cò, sức đàn hồi của cánh nỏ bắn mũi tên ra với sức đâm xuyên lớn và độ chính xác cao. Cây nỏ nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta với truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương, bắn một phát ra nhiều mũi tên đồng, đánh lui quân xâm lược. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều dân tộc Tây Nguyên đã dùng nỏ giết được nhiều quân địch.
Ở một số vùng, nỏ cũng được gọi là ná (lưu ý phân biệt với cái ná bắn đạn sỏi).
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Ruộng cả ao liền
- Ruộng lớn rộng bát ngát và ao liền bờ, ý nói cơ ngơi đồ sộ, giàu có.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Xoàn
- Kim cương (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.