Mua trâu xem vó
Lấy vợ xem nòi
Tìm kiếm "trâu ơi ta bảo trâu này"
-
-
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm mắt mở, đuổi trâu ra cày -
Tam tinh, khoang nạng thì sang
-
Mẹ em như thể con trâu
-
Chê thao, mặc lụa, cũng tằm
-
Gạo Bồ Nâu, trâu Đồng Đám
-
Chồng có phép giơ bụng ra ngoài
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ước gì em hóa ra trâu
-
Chị kia lên xuống chận trâu
-
Đầu nheo hơn phèo trâu
-
Thôi thôi chịu hắt đi nà
-
Trộm trâu, tôi không biết
-
Trật con toán bán con trâu
Trật con toán, bán con trâu
-
Lọ đầu thì bán
-
Lang đuôi thì bán
-
Trời mưa cho ướt lá cà
Trời mưa cho ướt lá cà
Biết mặt nàng đấy biết nhà nàng đâu
Một là ở chốn đầu cầu
Hai là cắt cỏ chăn trâu cho người -
Cói chó ngó cá tràu
-
Chưa được thì khấn một trâu
Chưa được thì khấn một trâu
Được rồi thì có trâu đâu cho bà -
Tiền rợ quá tiền trâu
-
Lô ầm lô ạc
Chú thích
-
- Tam tinh
- Xoáy mọc trên sống mũi, nằm giữa hai con mắt gia súc (trâu, bò, ngựa). Có nguồn cho rằng gia súc có xoáy tam tinh là có sức khỏe, nhưng cũng có nguồn lại nói đây là dấu hiệu của gia súc xấu, không nên mua hoặc nuôi.
-
- Khoang nạng
- Ngấn khoang màu trắng chạy từ hai mép tai xuống, giao nhau tại ức con trâu, tạo thành hình chữ V, giống cái nạng.
-
- Đường xà cặp cổ
- Đường khoang trắng quấn quanh cổ trâu, giống như cái gông.
-
- Báng
- (Trâu bò) húc (phương ngữ).
-
- Thao
- Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
-
- Bồ Nâu
- Đọc trại là Bù Nâu, một cánh đồng rộng hàng trăm mẫu, ngày nay thuộc làng Bạch Nao, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Lúa cấy trên cánh đồng Bồ Nâu cho thứ gạo tuyệt ngon, ngày xưa chuyên dùng để tiến vua.
-
- Đồng Đám
- Địa danh nay thuộc xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội, là nơi mà trong chiến dịch đại phá quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), một đạo quân của vua Quang Trung đã ém sẵn. Sau một trận đánh chớp nhoáng, từ Đại Áng, đạo quân này đã dồn cả vạn quân Thanh xuống đầm Mực (thuộc làng Quỳnh Đô gần đó) rồi xua voi giày chết. Trước đây ở Đồng Đám có nhiều trâu, và trâu Đồng Đám nổi tiếng là béo, khỏe.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chạc
- Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Chận
- Chăn (trâu, bò) (phương ngữ).
-
- Cá nheo
- Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.
-
- Hắt
- Dứt khoát (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nà
- Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
-
- Sạ
- Trồng lúa bằng cách gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bánh dầu
- Phần xác của đậu phộng sau khi ép lấy dầu, được ép lại thành bánh tròn. Bánh dầu có thể dùng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc.
-
- Lọ
- Nhọ.
-
- Lang
- Có từng đám trắng loang lổ trên da hoặc lông động vật.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Cói chó ngó cá tràu
- Tham muốn những cái quá sức mình. Cói chó chỉ bắt được tép, cá lòng tong... nhưng nhìn thấy cá tràu thì vẫn thèm thuồng.
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.