Râu một sợi dài tít tắp
Đuôi vài lông nối chắp tua rơi
Gió lên, đi khắp vòm trời
Núi yên, biển lặng, nằm ngơi một mình
Tìm kiếm "roi điện"
-
-
Đạo cang thường khó lắm bạn ơi
-
Thương hỡi thương nhện vương xuống chiếu
Thương hỡi thương nhện vương xuống chiếu
Em ở chi một mình rồi đau yếu ai nuôi -
Giận chồng ai dễ giận lâu
-
Bài ca người lính hôm nay
Trải bao cuộc chiến, thắng rồi,
Nay thời dân lính về ngơi, kiếm nghề:
Đầu đường đại tá vá xe,
Giữa đường trung tá bán chè đậu đen
Cuối đường thiếu tá bán kem,
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma
Trước sân thượng úy nuôi gà,
Đầu hồi trung úy chăm và chú heo
Ao sâu thiếu úy vớt bèo,
Vườn sau thượng sĩ leo trèo bẻ cau
Gốc đa trung sĩ cúp đầu,
Bờ đê hạ sĩ hái rau “tập tàng”
Xóm ngoài binh nhất vót nan,
Xóm trong binh nhị gảy đàn ống bơ
Ca rằng “trí dũng có thừa…”
Bởi “chiến tranh” mới ra cơ sự này!Dị bản
Đầu đường đại tá vá xe
Giữa đường trung tá bán chè đậu đen
Cuối đường thiếu tá bán kem
Về hưu đại úy thổi kèn đám ma
Thượng úy thì đi buôn gà
Trung úy về nhà lại bám đít trâu
Hỏi rằng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược nhảy tàu Bắc NamĐầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Đại úy thì bán dầu đèn
Để cho trung úy thổi kèn đám ma
-
Kinh ngang nó nhớ kinh xuôi
-
Chùa Thầy khánh đá chuông đồng
-
Năm canh trông bạn cả năm
-
Buổi xuân xanh anh không ra xoắn vó
-
Thương em răng nỏ muốn thương
-
Cô dâu chú rể
Cô dâu chú rể
Đội rế lên đầu
Đi qua đầu cầu
Đánh rơi nải chuối
Cô dâu chết đuối
Chú rể khóc nhè
Tè tè tè tè
Cô dâu vào bếp
Ăn vụng cơm nếp
Chú rể vào bếp
Đánh chết cô dâu!Dị bản
Cô dâu chú rể
Làm bể bình bông
Đổ thừa con nít
Bị ăn đòn téc đít
-
Phải chi em nói tận từ
Phải chi em nói tận từ
Thì anh bước tới tháng Tư đã rồi
Vì em ăn nói lôi thôi
Nơi xa họ bước tới đã rồi còn đâu -
Đầu tròn mình nhỏ thon thon
-
Vô chùa lạy Phật cầu chồng
-
Qua cầu cầu yếu phải nương
-
Dâu kia hết lá vì tằm
Dâu kia hết lá vì tằm
Nỗi sầu biết gỡ mấy năm cho rồi. -
Giữ gìn bờ cõi cho ai
-
Của đời cha mẹ để cho
Của đời cha mẹ để cho
Làm không ăn có của kho cũng rồi.Dị bản
-
Cầm tay đưa bạn lên đàng
-
Chưa buôn thì vốn còn dài
Chưa buôn thì vốn còn dài
Buôn thì vốn đã theo ai mất rồi.
Chú thích
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Dập bã trầu
- Cách nói chỉ thời gian ngắn, đủ để nhai dập một miếng trầu.
-
- Và
- Vài.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Ống bơ
- Vỏ lon đồ hộp. Trước dân ta hay dùng vỏ lon sữa đặc để đong gạo.
-
- Có hai loại kinh xáng ở đồng bằng sông Cửu Long. Thứ nhất là kinh xuôi, thường dài, rộng, giúp nước lưu thông giữa đồng ruộng và sông lớn. Thứ hai là kinh ngang, thường hẹp, ngắn, như cây cầu nối những kinh xuôi lại với nhau.
Một số nguồn cũng chép "kinh ngang" và "kinh xuôi" trong bài này thành danh từ riêng.
-
- Cổ Chiên
- Tên một phân lưu của sông Cửu Long, có chiều dài 82km, bắt nguồn tại tỉnh Vĩnh Long, chảy qua Trà Vinh trước khi đổ ra biển tại hai cửa sông là cửa Cung Hầu (Bến Tre) và cửa Cổ Chiên (Trà Vinh). Có thuyết cho rằng tên sông có liên quan đến một sự kiện lịch sử cuối thế kỷ 18: Vào năm 1785, khi bị đại bại ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút, tàn quân của Nguyễn Ánh phải dùng thuyền chạy trốn xuống phía Nam, đến dòng sông này bị thuyền của quân Tây Sơn đuổi theo sát quá, quan quân của Nguyễn Ánh cuống quít, sợ hãi đã làm rơi cả trống (cổ) và chiêng lệnh (chinh) xuống sông. Từ đó, nhân dân địa phương gọi tên sông là Cổ Chiên (do đọc trại từ "Cổ Chinh" mà ra).
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Khánh
- Nhạc cụ gõ làm bằng tấm đồng, thường có hình giống lưỡi rìu, treo lên bằng một sợi dây.
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Xoắn vó
- Xoắn xuýt, quấn quýt (phương ngữ Huế).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Răng nỏ
- Sao không (phương ngữ miền Trung).
-
- Giá
- Mầm non của cây đậu, thường là đậu xanh.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Ông mệ
- Ông bà (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).