Quả dưa trong héo ngoài tươi
Thương chàng như thể thương người lầu tây
Ai về đằng ấy, đằng này
Để đêm em nhớ, để ngày em thương
Yêu nhau đi nhớ về thương
Em về cái chốn buồng hương em nằm
Thấy chiếu mà chả thấy chăn
Thấy chỗ mình nằm chả thấy mình đâu
Tìm kiếm "quả cam"
-
-
Ngọc bất trác bất thành khí
Ngọc bất trác bất thành khí
Nhân bất học bất tri lí
Vì bởi anh nghèo nên chịu chữ ngu si
Phải chi anh đây có của, thua gì hỡi em?Dị bản
-
Ai có muốn lau chen với đậu
-
Tam Quan ngọt nước dừa xiêm
-
Giàu ăn cá tràu đỏ đít
-
Làm ruộng thì trông tua rua
-
Ăn quà như lái quét
-
Nước mắm ngon dầm con cá lóc
-
Mướp đắng đã có mạt cưa
Dị bản
Mướp đắng đã có mạt cưa
Bố bay hay lừa gặp mẹ hay điêu
-
Giơ tay bắt lươn lươn trườn vô cỏ
Giơ tay bắt lươn, lươn trườn vô cỏ
Giơ tay bắt quạ, quạ bỏ quạ bay
Từ ngày chàng bỏ thiếp đây
Bưng bát cơm đôi hàng lụy nhỏ, dạ buồn thay hỡi buồnDị bản
-
Thân em như bông bưởi trắng ròng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chàng tới thiếp, thiếp dọn một bát mì tàu
Chàng tới thiếp, thiếp dọn một bát mì tàu
Hai bên thịt mỡ trắng phau phau
Ở giữa có con tôm sú nhuộm màu ngân ta
Chàng ăn rồi, chàng chẳng muốn ra
Chàng kêu bầy trẻ, pha nước trà bưng lên
– Thiếp tới chàng, chàng dọn một dĩa rau
Hai bên hai củ hành tàu
Ở giữa có con cá tràu nằm ngang
Ăn vô cho thấu bụng nàng
Thực bất tri kì vị, mới biết của chàng là ngon -
Trời mưa mát đất cá lóc lên đồng
Trời mưa mát đất cá lóc lên đồng
Thuở xuân xanh sao không gặp, để có chồng mới gặp nhau.Dị bản
Trời mưa nóng đất, cá cất lên đồng
Thuở xuân xanh không gặp, để có chồng gặp anh
Em ở nhà nền đúc đá xanh,
Lên xe xuống ngựa, chớ quên anh là chồng.
-
Trông lên hòn núi Tam Thai
-
Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa
Dị bản
-
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con gà không vú nuôi chín, mười con
Qua tưởng rằng em má phấn môi son
Ai ngờ má mỏng, môi mòn hỡi emDị bản
- Rắn không chân rắn bò khắp rúGà không vú nhưng nuôi đặng chín mười con
Con rắn không chân mà bò năm dãy núi
Con gà không vú mà nuôi đặng chín mười con
Em đừng lo nhơn nghĩa mất hay còn
Ráng giữ câu tiết hạnh, lòng son anh đợi chờ
-
Bậu với qua duyên đà thậm bén
-
Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên gia, ăn uống qua loa, ấy là cán bộ
-
Đường còn đi xuống đi lên
Đường còn đi xuống đi lên
Tình qua nghĩa bậu quyết nên vợ chồng -
Sài Gòn thiên hạ rộn ràng
Chú thích
-
- Lầu tây
- Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
-
- Buồng hương
- Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
-
- Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí
- Ngọc không mài giũa thì không thành món đồ (trang sức), người không học thì không hiểu lí lẽ. Đây là một câu trong Lễ Ký, một trong Ngũ Kinh.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Lau
- Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Tam Quan
- Thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định, thuộc huyện Hoài Nhơn. Đây nổi tiếng là "xứ dừa" của Bình Định.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Bạn điền
- Bạn nhà nông.
-
- Lái quét
- Người quét rác ở chợ.
-
- Nói dóc
- Nói khoác, nói dối (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Ròng
- Thuần nhất, tinh khiết.
-
- Tỷ như
- Ví như.
-
- Tầm gửi
- Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.
-
- Gá
- Dựa vào, gắn vào.
-
- Tôm sú
- Cũng gọi là tôm cỏ, một loài tôm biển được nuôi làm thực phẩm rất phổ biến ở nước ta.
-
- Củ kiệu
- Còn được gọi là hành tàu, hẹ tàu, một loài cây thuộc họ Hành, củ màu trắng, lá bọng. Củ kiệu muối là món ăn quen thuộc của dân ta, nhất là vào những ngày Tết (còn gọi là dưa kiệu). Củ kiệu cũng là vị thuốc Đông y giúp làm ấm bụng, bổ thận khí, lợi tiểu...
-
- Thực bất tri kì vị
- Ăn mà không biết mùi vị (chữ Hán).
-
- Tam Thai
- Còn gọi là Tả Phụ Sơn, tên một ngọn núi thấp thuộc phường An Cựu (Huế). Tam Thai nằm cạnh núi Ngự Bình, cùng với núi Bân (Hữu Bật Sơn) tạo nên thế "Đệ nhất án sơn" cho kinh thành Huế.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Diều hâu
- Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thậm
- Rất, lắm.
-
- Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên gia, ăn uống qua loa, ấy là cán bộ
- Mô tả hài hước cán bộ cấp thấp ("cán bộ quèn") thời bao cấp. "Xe cố vấn" tức là xe đạp vỡ, gãy, phải vấn (quấn) lại. Áo "chuyên gia" nghĩa là áo rách hở cả da thịt.
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.