Tìm kiếm "móng chân"
-
-
Đồng Nai gạo trắng nước trong
-
Qua cầu áo ướt phơi phong
Qua cầu áo ướt phơi phong
Thấy anh có nghĩa em mong em chờ
Chờ cho nên nỗi lại chờ
Chờ cho rau muống lên bờ héo khô -
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con thỏ trông thấy chổng mông lên gào
Giọng thấp rồi lại giọng cao
Gào lâu mỏi miệng thỏ vào nằm queo
Bao giờ chuột đến với mèo
Cóc theo bắt bướm vịt trèo ngọn cau
Thì ta đây mới hết thảm sầu -
Đục cùn thì giữ lấy tông
-
Cô kia con gái nhà nông
Cô kia con gái nhà nông
Cả ngày sao cứ chổng mông lên trời?
– Anh ơi nông vụ kịp thời
Mông em mà không chổng, lấy gì anh ăn?Dị bản
-
Vợ tôi nó giỏi vô song
Vợ tôi nó giỏi vô song
Chưa kịp tới chợ đã mong ăn hàng
Sớm mai cất gánh lên đàng
Làm vài tô cháo vững vàng bước đi
Vừa ưa chị bán củ mì
Ba đồng một mớ vậy thì mua cho
Ghé qua hàng bán bánh bò
Cuốn với bánh tráng ăn cho thẳng lèo
Ba rọi cùng với lòng heo
Bánh đúc, bánh xèo ưa đã quá ưa
Bây giờ con bóng đã trưa
Làm thêm trái dừa cho đỡ khô môi. -
Tạnh trời mây kéo về non
Tạnh trời mây kéo về non
Hẹn cùng cây cỏ chớ còn mong mưaDị bản
Tạnh trời, mây kéo về non
Nhìn xa cây cỏ, lòng còn trông mưaTạnh trời mây kéo về non
Thẹn thùng cây cỏ vẫn còn trông mưa
-
Thuyền ai trôi trước
Thuyền ai trôi trước
Đợi bước tới cùng
Chiều về trời đất mông lung
Phải duyên thì xích lại cho đỡ não nùng tuyết sương.Dị bản
Thuyền ai trôi trước
Cho tôi lướt tới cùng
Chiều đã về, trời đất mông lung
Phải duyên thì xích lại cho đỡ não nùng đêm sương
-
Một cổ năm đầu mọc ra
-
Anh đi ghe cá mũi son
-
Canh khuya tạnh vắng bên cồn
-
Chuồn chuồn đậu ngọn roi cày
-
Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
-
Tình anh thấp thỏm đợi chờ
Tình anh thấp thỏm đợi chờ
Tình em muôn đợi chín chờ mười mong -
Ra về giữ bốn câu thơ
Ra về giữ bốn câu thơ
Câu thương câu nhớ câu chờ câu mong -
Chỉ vì một chiếc thuyền mây
-
Tiếng chuông lay bóng bồ đề
Tiếng chuông lay bóng bồ đề
Con chim trắng cánh bay về Tây Thiên
Mong sao dân tộc bình yên
Đạo lành che chở dân hiền thương yêu
Dù cho đất sập trời xiêu
Lòng tôi vẫn nhớ những điều giá gương
Khắp nơi đồng ruộng phố phường
Nhớ lời Phật dạy phải thương nhau cùng
Đạo vàng điểm núi tô sông
Xây nền văn hóa Lạc Hồng thắm tươi -
Gương không có thủy gương mờ
-
Ai về Thạnh Phú, Tân Hương
Chú thích
-
- Đa Hòa
- Tên một ngôi đền thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Chử Đồng Tử và là nơi diễn ra lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung vào tháng hai âm lịch hàng năm.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Chổng
- Giơ ngược một bộ phận nào đó lên cao.
-
- Nông vụ
- Vụ mùa làm ruộng (từ Hán-Việt).
-
- Nông vụ chí kì
- Đến mùa làm nông (lúa, ngô...).
-
- Vô song
- Không bì kịp (từ Hán Việt).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vừa ưa
- Đúng lúc (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Ba chỉ
- Cũng gọi là ba rọi, phần thịt bụng của lợn.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Con bóng
- Một cách gọi dân gian của mặt trời và thời khắc trong ngày.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Đươn
- Đan (phương ngữ Nam Bộ)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hát xạo
- Một dạng hát hò khoan ở Quảng Nam-Đà Nẵng, có nội dung dí dỏm, thông minh, sử dụng nhiều cách chơi chữ, nói lái, đố tục giảng thanh...
-
- Cẩm Phả
- Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
-
- Sơn hà
- Núi sông (từ Hán Việt). Từ cũ, nghĩa rộng dùng để chỉ đất nước.
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
-
- Hoành Bồ
- Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hoành Bồ là một huyện miền núi, khá biệt lập với bên ngoài, cuộc sống người dân lam lũ, vất vả.
-
- Bể ái
- Biển tình. Chỉ tình yêu thương chứa chan như biển.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Tây Thiên
- Hay Tây Vực, Thiên Trúc, Tây Phương, những tên gọi trong Phật giáo chỉ Ấn Độ, vì nước này nằm ở phía Tây của Trung Quốc.
-
- Điều giá gương
- Xem chú thích Nhiễu điều.
-
- Lạc Hồng
- Con Lạc cháu Hồng (Con của loài chim Lạc, cháu của dòng giống Hồng Bàng). Chim Lạc là một loài chim trong truyền thuyết, được xem là biểu tượng của Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta (sau Văn Lang của các vua Hùng). Hồng Bàng là tên gọi chung cho giai đoạn thượng cổ nước ta, chủ yếu dựa trên các truyền thuyết, truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học.
Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."
-
- Tráng thủy
- Để chế tạo gương soi, trước đây người ta thường tráng một lớp bạc lên mặt sau của một tấm thủy tinh trong suốt. Quá trình tráng bạc này sử dụng hóa chất ở dạng lỏng nên được gọi là tráng thủy, lớp bạc sau khi hình thành được gọi là lớp tráng thủy, hay là lớp thủy.
-
- Lái
- Bộ phận phía sau đuôi thuyền, có tác dụng điều khiển hướng đi của thuyền. Thuyền thường có hai người chèo: một người đằng lái, một người đằng mũi.
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Tân Hương
- Địa danh vào thế kỉ 19 thuộc tổng Minh Qưới, tỉnh Kiến Hòa, nay thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Tại đây cũng có rạch Tân Hương.