Thương ai ai có giữ lời
Chiếu chăn để đó ngậm ngùi ngóng trông
Chiếu kia nửa đắp nửa mong
Chăn đơn nửa đắp nửa phòng đợi ai
Tìm kiếm "móng chân"
-
-
Đêm đêm khêu ngọn đèn loan
-
Chàng đi để nhện buông mùng
Chàng đi để nhện buông mùng
Đêm năm canh thiếp chịu lạnh lùng cả năm
Đêm nay bỏ thoải tay ra
Giường không chiếu vắng xót xa trong lòng
Nửa đêm súc miệng ấm đồng
Lạnh lùng đã thấu đến lòng chàng chưa?
Đêm qua tắt gió liền mưa
Chàng cầm cành bạc thiếp đưa lá vàng
Một ngày năm bảy tin sang
Thiếp những mong chàng chàng những mong ai
Má hồng còn có khi phai
Răng đen khi nhạt tóc dài khi thưa
Trông ra phố trách ông trời
Chỗ ăn thì có chỗ ngồi thì không
Chém cha cái số long đong
Càng vương với chữ tình chung càng rầy -
Đêm qua em nằm nhà ngang
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tiếng đồn anh làm thợ khéo
-
Mong người chẳng thấy người sang
Mong người chẳng thấy người sang
Ngày ngày ra đứng cổng làng ngóng trông
Con đường xa tít bên sông
Bóng chiều đã xế mà không thấy người -
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sangDị bản
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu
Bắc cầu anh chẳng đi cầu
Để tốn công thợ để sầu lòng emGần nhà mà chẳng sang chơi
Để anh hái ngọn mồng tơi bắc cầu
– Bắc cầu em chẳng sang đâu
Chàng về mua chỉ bắc cầu em sang
Chỉ xanh chỉ tím chỉ vàng
Đủ ba thứ chỉ em sang được cầu
-
Ngựa ô chân móng gót hài
Ngựa ô chân móng gót hài
Có hay cho lắm đường dài cũng kiêng
Nghiêng mình bước xuống cầu yên
Còn rùa bơi mặt nước, con chim chuyền cành mai
Bãi dài có nhảy lai rai
Cất lên một tiếng, bạn của ai nấy nhìn
Đêm nằm con nhện đem tin
Ai hò văng vẳng giống in tiếng chàng. -
Chăn kia nửa đắp nửa hờ
Chăn kia nửa đắp nửa hờ
Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em.Dị bản
-
Mần lươn nấu cháo bẹ môn
-
Mần lươn nấu cháo bẹ môn
Mần lươn nấu cháo bẹ môn
Bắp chuối trộn ghém chẳng mong về nhà -
Thiếp mà ăn ở hai lòng
Thiếp mà ăn ở hai lòng
Trời tru đất diệt không mong thấy chàng -
Chim khôn đậu ngọn thầu dầu
-
Ở nhà em mới ra đây
-
Ðêm hè gió mát, trăng thanh
-
Trên có ông xanh cao rộng
-
Ba La, Vạn Tượng, Cù Mông
-
Đưa anh về tới Rạch Chanh
-
Tội trời đã có người mang
Tội trời đã có người mang
Ước gì ta lấy được chàng chàng ơi
Bây giờ ba ngả bốn nơi
Thiếp chàng muốn lấy thiếp tôi bên này
Thiếp tôi bên này trong then ngoài khóa
Thiếp chàng bên ấy có thỏa hay không
Trách đường dây thép không thông
Gửi thư thư biệt gửi lời lời bay
Nhạn ơi trăm sự nhờ mày
Ngậm thư mang tới tận tay cho chàng
Chẳng may chim nhạn lạc đàn
Chim trời bay mất để chàng nhớ mong. -
Mênh mông góc bể chân trời
Chú thích
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Tà
- Chếch hẳn về một phía (nói về mặt trời hay mặt trăng) khi ngày hoặc đêm đã quá muộn, đã sắp hết.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Nhà ngang
- Gian nhà phụ, đối với nhà chính là nơi có bàn thờ hoặc nơi tiếp khách. Gọi là nhà ngang vì gian nhà nay được xây vuông góc với nhà chính.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Chàng
- Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).
-
- Chấn
- Cắt rời (bằng dao, đục…).
-
- Mộng
- Một chi tiết kĩ thuật dùng để ghép các thanh gỗ lại với nhau. Người thợ mộc đục gỗ thành một bên lồi (凸) và một bên lõm (凹) gọi là "mộng" và "lỗ mộng," hai phần này ghép khít lại sẽ giúp cố định các thanh gỗ mà không cần đinh.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mồng tơi
- Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.
-
- Gai
- Cũng gọi là cây lá gai, một loại cây thường mọc hoang hoặc được trồng quanh nhà, có lá dày hình trái tim, mặt hơi sần. Lá gai thường dùng để làm bánh ít, bánh gai hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Thầu dầu
- Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Ông xanh
- Ông trời. Cũng nói cao xanh.
-
- Ba La
- Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
-
- Vạn Tượng
- Tên một làng nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển bằng cửa Đại Cổ Lũy. Tại đây nổi tiếng với đặc sản là don.
-
- Chánh Lộ
- Tên một phường thuộc thành phố Quảng Ngãi hiện nay. Trước đây địa danh này là xã Cù Mông, đời Gia Long thuộc tổng Trung, sau thuộc về tổng Nghĩa Điền huyện Chương Nghĩa, có 815 mẫu ruộng đất. Đời Minh Mạng, Cù Mông đổi là Chánh Mông. Đến năm 1896, đường xuyên Việt chạy ngang qua xã, nên xã Chánh Mông đổi tên là xã Chánh Lộ.
-
- Rạch Chanh
- Một con rạch bắt nguồn từ sông Hậu, đoạn chảy qua vùng nay là phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Rạch rộng 64m, sâu khoảng 3-4m.
-
- Mòng
- Cũng gọi là mòng mòng hoặc ruồi trâu, loài ruồi lớn chuyên hút máu trâu bò, truyền nhiễm bệnh dịch ở gia súc.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.