Hồi nào anh xuống anh lên
Một đàng hai ngõ quyết nên vợ chồng
Đến bây giờ người bạn phụ lòng
Hết nhân hết nghĩa hết đạo đồng phu thê
Bởi em nghèo nên bạn lại chê
Phải chi em giàu có, anh cũng mê anh về
Tìm kiếm "quy"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Rau âm phủ nấu với mủ lồn tiên
-
Nằm đêm anh những vái trời
-
Khôn chẳng có tiền khôn ấy dại
Khôn chẳng có tiền khôn ấy dại
Dại có uy quyền ấy dại khôn -
Đi ngang nhà má
-
Quan văn mất một đồng tiền
-
Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Diệp
-
Hạch triều Hàm Nghi
-
Đời bây giờ võ nghệ huyên thuyên
-
Đàng Ô Ma hai đứa ta nói chuyện
-
Sui gia là bà con tiên
Sui gia là bà con tiên
Ăn ở không hiền là bà con quỷDị bản
Thông gia là bà con tiên
Ăn ở không hiền là bà con chó
-
Là dòng dõi của Tiên Rồng
-
Anh thương em
-
Ai về Bình Định mà coi
Dị bản
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định xách roi dạy chồng
-
Ngọn gió đâm ngang nên chàng xa thiếp
-
Hạt tiêu nó bé nó cay
Hạt tiêu nó bé nó cay
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền -
Lưỡi Trương Nghi dẫu bén
-
Trông chồng bóng xế trăng lu
-
Từ khi gặp mặt giữa đàng
Từ khi gặp mặt giữa đàng,
Thiếp quyết thương chàng cha mẹ nào hay!
Có hay nhất đánh nhì đày,
Hai lẽ mà thôi,
Thủy chung em giữ trọn mấy lời,
Chết thời chịu chết, lìa đôi em không lìa! -
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Có bản chép: Ngựa ông Cao Biền.
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Quới
- Quý (phương ngữ Nam Bộ). Như quới nhơn, quới nương, quới tử... Cách nói này hiện nay ít dùng.
-
- Xá
- Vái.
-
- Quận công
- Một tước hiệu thời phong kiến trong lịch sử nước ta, phổ biến nhất vào thời vua Lê - chúa Trịnh. Khi ấy quận công được xếp chỉ sau vua, chúa và vương.
-
- Tịnh Tâm
- Tên một hồ nước trong kinh thành Huế, nguyên là vết tích của sông Kim Long, dưới thời vua Minh Mạng được cải tạo thành hồ hình chữ nhật làm chỗ tiêu dao, giải trí. Trên hồ có ba đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Dưới thời vua Thiệu Trị hồ được coi là một trong 20 cảnh đẹp của đất Thần Kinh. Đây cũng là nơi hai chí sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân giả làm người câu cá bí mật gặp vua Duy Tân bàn kế hoạch cho phong trào Duy Tân chống Pháp.
-
- Bách Diệp
- Một loại sen quý, hoa có nhiều cánh nhỏ màu hồng ("bách diệp" nghĩa là "trăm cánh").
-
- Hương Cần
- Một làng bên sông Bồ, thuộc xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên–Huế. Quýt Hương Cần là giống quýt quý hiếm nổi tiếng, sinh thời Nguyễn Du và Tùng Thiện Vương có làm thơ ca tụng.
-
- Cầu ngói Thanh Toàn
- Cây cầu vồng bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam. Cầu được xây vào thế kỉ 16, theo lối "thượng gia hạ kiều," được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở nước ta.
-
- Hàm Nghi
- (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943), vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hàm Nghi là vị vua yêu nước, chủ trương chống Pháp. Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt và đày sang Alger (thủ đô xứ Algérie), tại đây ông sống đến năm 1943 thì qua đời vì bệnh ung thư dạ dày.
-
- Đồng Khánh
- (19 tháng 2, 1864 – 28 tháng 1, 1889) Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Ông là vị vua không chống Pháp, "tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp" (theo sách của Trần Trọng Kim). Vua Đồng Khánh ở ngôi chỉ được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12, khi mới 24 tuổi.
-
- Mạnh
- Mệnh (phương ngữ).
-
- Toàn quyền Đông Dương
- Chức vụ đứng đầu trong liên bang Đông Dương dưới thời Pháp thuộc.
-
- Đầm
- Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Gióng.
-
- Thành Ô Ma
- Tên tiếng Pháp là Camp aux Mares (trại ở nơi có nhiều ao), một trại lính do người Pháp lập nên vào cuối thế kỉ 19. Trên bản đồ Sài Gòn 1947, khu vực Thành Ô Ma được đánh số 132, trên khu đất bao quanh bởi các con đường:
(1) Rue Chasseloup Laubat (trước 1975 là Hồng Thập Tự, nay là Nguyễn Thị Minh Khai)
(2) Rue de Nancy (trước 1975 là Cộng Hòa, nay là Nguyễn Văn Cừ)
(3) Rue Frère Louis (nay là một phần đường Nguyễn Trãi)
(4) Rue d'Arras (nay là đường Cống Quỳnh)
-
- Con Rồng cháu Tiên
- Người Việt Nam tự nhận mình là con của rồng (Lạc Long Quân) và tiên (Âu Cơ). Tương truyền, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, cùng sinh con đẻ cái tạo thành nòi giống người Việt.
-
- Mui, lái, mũi
- Các bộ phận của một con thuyền.
-
- Ban cua lưỡi trắng
- Bệnh thương hàn, da nổi mẩn đỏ, lưỡi trắng.
-
- Vinh hiển
- Vẻ vang, rạng rỡ vì làm nên việc lớn, có tiếng tăm.
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Đấu roi
- Một môn thi đấu kĩ thuật đánh roi (trường côn) của võ thuật cổ truyền, chủ yếu ở miền Trung. Khởi đầu từ một trong những môn thi đấu bắt buộc để tuyển võ quan thời Nguyễn, ngày nay đấu roi trở thành một môn thi đấu thể thao văn hóa truyền thống của vùng miền Nam Trung Bộ.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Tự
- Tại, bởi vì (từ cổ).
-
- Trương Nghi
- (? - 309 TCN) Một biện sĩ nổi tiếng thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông người nước Ngụy, sau khi học du thuyết với thầy Quỷ Cốc Tử thì đi chu du thiên hạ. Khi ở Sở, có lần vì bị nghi lấy trộm ngọc nên ông bị đánh đập tra khảo. Vợ ông trách ông vì du thuyết mà mang vạ. Ông hỏi vợ "Lưỡi ta còn không?" Vợ trả lời "Còn." Ông cười mà rằng "Vậy là tốt rồi." Sau ông đề xướng chính sách Liên hoành, chống lại việc Hợp tung của Tô Tần và Công Tôn Diễn, làm nên nghiệp lớn.
-
- Tô Tần
- (? – 285 TCN) Tự là Quý Tử, cũng gọi là Tô Tử, một nhà du thuyết nổi danh thời Chiến quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông chủ trương Hợp tung (sáu nước liên kết chống Tần) thành công, và được phong là Lục quốc Tể tướng (tể tướng sáu nước). Sau ông bị đâm chết ở Tề.
-
- Tái thế
- Sống lại (từ Hán Việt).
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
- Tinh thông một nghề thì có thể sống đầy đủ, sung sướng cả đời (thành ngữ Hán Việt).
-
- Thợ thuyền
- Công nhân (từ cũ).