Ăn không ngon, ngủ không yên
Tìm kiếm "ăn móng"
-
-
Tri Tôn, Châu Đốc rất gần
-
Mình đừng sầu muộn ốm đau
Mình đừng sầu muộn ốm đau
Bây giờ cách mặt, ngày sau vợ chồng -
Nhà anh có một cây chanh
Nhà anh có một cây chanh
Nó chửa ra cành, nó đã ra hoa,
Nhà anh có một mụ già,
Thổi cơm, nấu nước, quét nhà chẳng nên.
Ăn cỗ thì đòi mâm trên,
Mâm son bát sứ đưa lên hầu bà,
Ăn rồi bà chết giữa nhà
Gọi con gọi cháu, dắt bà đi chôn
Có chôn thì chôn cho sâu
Để hai con mắt coi trâu coi bò,
Có chôn thì chôn cho xa
Đừng chôn gần nhà bà về bà nhát trẻ con. -
Đường lên An Lão cheo leo
Dị bản
Đường lên An Lão cheo leo
Bởi tại mi nghèo, vợ nó theo trai
-
Ăn nễ ngồi không, non đồng cũng lở
-
Còn ăn còn ngủ còn gân
-
Ăn cơm độn ngô mà nói chuyện thủ đô Hà Nội
-
Châu Đốc nổi tiếng nhà bè
-
Một thăng gạo ơn hơn đấu gạo thù
Dị bản
Thăng gạo dưỡng ân
Đấu gạo nuôi thù
-
Nghèo thì nghèo ruộng nghèo bò
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo bò
Nghèo chi tiếng nói mà mò không ra?Dị bản
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo trâu
Nghèo chi câu nói, cứ một câu nói hoài?
-
Khó khách hơn giàu An Nam
-
Nỏ thà ăn nhắt, đừng có tắt bữa
-
Núi Sam nổi tiếng mắm kho
-
Nhà chị chẳng thiếu giống chi
-
Ăn quận Năm, nằm quận Ba
Dị bản
Ăn quận Năm
Nằm quận Ba
La cà quận Nhứt
Cướp giựt quận Tư
-
Ăn ở thiện có thiện thần biết, ăn ở ác có ác thần hay
Ăn ở thiện có thiện thần biết,
Ăn ở ác có ác thần hay. -
Ăn ít ngon nhiều
-
Ăn ở trần, mần mặc áo
-
Trầu em trầu gói trong khăn
Trầu em trầu gói trong khăn,
Trầu gói trong áo, anh ăn sao đành
Chú thích
-
- Tri Tôn
- Địa danh nay là một huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang. Tại đây có thắng cảnh đồi Tức Dụp, di tích chùa Xà Tón, và nhất là nhà mồ Ba Chúc, nơi tưởng niệm các nạn nhân của cuộc thảm sát do Khmer Đỏ gây ra.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- An Lão
- Địa danh nay là huyện An Lão thuộc tỉnh Bình Định. Huyện giáp với các huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và An Khê (Gia Lai), bốn phía bao bọc bởi nhiều dãy núi nên còn được gọi là thung lũng An Lão.
-
- Ăn nễ
- Ăn cơm không (không có đồ ăn).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Ăn độn
- Ăn cơm trong đó có độn thêm lương thực phụ như khoai, sắn, bo bo, v.v.
Ngày hai bữa rau ta có muối
Ngày hai buổi, không tìm củ pầu, củ nâu
Có bắp xay độn gạo no lâu,
Ðường ngõ từ nay không cỏ rậm
(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)
-
- Núi Sam
- Tên chữ là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn, một ngọn núi nằm trong vùng Bảy Núi, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trên và quanh núi Sam có nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang)...
-
- Thăng
- Bằng 1/10 đấu.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Một thăng gạo ơn hơn đấu gạo thù
- Giúp người một thăng gạo khi đói, người ta sẽ biết ơn. Nhưng nếu cứ tiếp tục cho gạo, dần dà người nhận sẽ xem đó là chuyện đương nhiên, đến khi không được giúp nữa sẽ sinh hận.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Khó khách hơn giàu An Nam
- Lấy chồng người Hoa dù nghèo nhưng vẫn được cưng chiều, ít phải làm lụng, lấy chồng Việt thì ngược lại (quan niệm cũ).
-
- Nỏ thà
- Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn nhắt
- Ăn nhín, ăn dè sẻn.
-
- Mắm kho
- Còn gọi canh mắm, tên gọi của một món ăn sử dụng nguyên liệu chính là mắm (mắm bò hóc, mắm cá các loại), nấu nước đậm vị và khá sánh đặc, ăn kèm với các loại rau nhúng, chấm, chần, tương tự như cách ăn lẩu, thịnh hành tại nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở miền Nam.
-
- Ngồi dưng
- Ngồi không, không làm việc gì.
-
- Ăn quận Năm, nằm quận Ba, múa ca quận Một, trấn lột quận Tư
- Đặc điểm của mỗi quận thuộc Sài Gòn xưa: quận Năm nổi tiếng với ẩm thực của người Hoa; quận Ba nhiều dinh thự lộng lẫy; quận Một là trung tâm mua sắm, ăn chơi; quận Bốn dành cho dân lao động nghèo, nổi tiếng là nơi tụ tập, trú ẩn của giới xã hội đen.
-
- Ăn ít ngon nhiều
- Ăn ít thì thấy ngon miệng, ăn nhiều quá thì thấy ngán, mất ngon. Nghĩa bóng câu này có ý nói: không nên quá tham lam.
-
- Ăn ở trần, mần mặc áo
- Lúc ăn thì cởi trần ra mà ăn cho khoẻ, đến khi làm thì làm (mần) thì (cứ như) vướng víu quần áo. Câu này hàm ý chê những người lười biếng, làm ít ăn nhiều.