Chuộng chuối, chuối lại cao tàu
Thương anh, anh lại ra màu làm cao
Xin đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong
Tìm kiếm "chuộc vợ"
-
-
Cày thuê cuốc mướn
Cày thuê cuốc mướn
-
Tiếng đồn cha mẹ anh giàu
-
Vịt chê lúa lép không ăn
Vịt chê lúa lép không ăn
Chuột chê nhà trống ra nằm bụi tre -
Nắng mưa sương tuyết bấy chầy
-
Mắt chuột, tai thỏ, mũi dơi
-
Gió đưa bụi chuối sau hè
-
Quốc kêu khắc khoải mùa hè
-
Chuột gặm chân mèo
-
Sắc nanh, chuột dễ cắn được cổ mèo
-
Trăm mâm cẩn sui không bằng cái mui cá chuồn
Dị bản
Dọn mâm sui không bằng mui cá chuồn
-
Cán cuốc bằng tai, cán mai bằng đầu
-
Trẻ trồng na, già trồng chuối
-
Ai làm cho dạ em buồn
Ai làm cho dạ em buồn
Cho con bướm lụy, chuồn chuồn lụy theoDị bản
-
Hai tay em cắm xuống bùn
Hai tay em cắm xuống bùn
Mình mẩy lấm hết, chớ anh hun chỗ nào?
– Cầu trời đổ trận mưa rào
Bùn sình trôi hết, chỗ nào anh cũng hun -
Mi về thì về
-
Lạc lò cò
Lạc lò cò
Mò cuốc cuốc
Cò chân trước
Cuốc chân vàng
Sang đây chơi
Ngồi đây hát
Mỏ dính cát
Thì xuống sông
Bùn dính lông
Thì đi rửa
Chân giẫm lúa
Thì phải treo
Cù kheo à ập. -
Trai như anh có chữ nghĩa trong mình
-
Đêm khuya dưới đất trên trời
Đêm khuya dưới đất trên trời
Một mình cô đứng, cô ngồi, cô nghe
Cô nghe hết giọng con ve
Đến lời con cuốc gọi hè tiếc xuân -
Tới đây mướp lại gặp dưa
Chú thích
-
- Tàu
- Lá to, cuống dài của một số loài cây (tàu chuối, tàu dừa).
-
- Phèn chua
- Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.
-
- Tàu chuối te
- Tàu lá chuối rách.
-
- Bấy chầy
- Từ ấy đến nay, bao lâu nay (từ cổ).
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)
-
- Ve
- Cũng thường được gọi là ve sầu, là loài côn trùng có hai cánh dài, mỏng, nhiều vân. Con đực kêu ve ve suốt mùa hè. Trong văn chương, xác ve hay mình ve thường được dùng để chỉ tấm thân gầy gò, khô héo.
Ruột tằm ngày một héo hon
Tuyết sương ngày một hao mòn mình ve
(Truyện Kiều)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Xuất gia
- Rời khỏi gia đình (từ Hán Việt).
-
- Chuột gặm chân mèo
- Việc làm liều lĩnh hoặc dại dột.
-
- Sắc nanh, chuột dễ cắn được cổ mèo
- Dù nanh có sắc, chuột cũng khó lòng (dễ đâu) cắn được cổ mèo. Nghĩa bóng: Dù có cố gắng thì kẻ yếu cũng khó lòng địch nổi sức áp đảo của kẻ mạnh.
-
- Mâm cẩn sui
- Mâm quả để biếu sui gia trong lễ cưới.
-
- Mui
- Phần sụn trước mũi cá.
-
- Cá chuồn
- Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.
Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Trẻ trồng na, già trồng chuối
- Na là loại cây lâu năm, muốn trồng na lấy quả thì phải trồng từ lúc trẻ. Còn chuối là loại cây một năm, sớm cho quả, người già trồng vẫn được hưởng thành quả của mình.
-
- Chim sa cá lặn
- Từ chữ Hán trầm ngư lạc nhạn. Tây Thi thời Xuân Thu có vẻ đẹp làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống nước. Vẻ đẹp của Vương Chiêu Quân thời Tây Hán thì làm chim đang bay trên trời rơi xuống đất. Thành ngữ chim sa cá lặn vì thế chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Mọi
- Muỗi (phương ngữ Bắc Trung Bộ)
-
- Chọc
- Trêu ghẹo (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thiệt tình
- Thật tình, thành thật (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Dưa chuột
- Một giống dưa cho quả vỏ xanh, có nhiều nước, ăn rất mát. Dưa chuột còn là một vị thuốc dân gian, có tác dụng giảm đau, giảm rát họng, làm đẹp da. Ở miền Nam, giống dưa này được gọi là dưa leo.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).