Hát một đôi câu giải sầu muôn sự
Người mặc người, ta giữ ý ta
Tìm kiếm "mặc dầu"
-
-
Áo vải quao lựa sào mà vắt
-
Chàng về để áo lại đây
-
Giàu ăn cá tràu đỏ đít
-
Lụa này chắc sợi bền màu
Lụa này chắc sợi bền màu
Mai mốt em mặc ai rầu cũng vui -
Tháng ba trong nước ai ơi
Tháng ba trong nước ai ơi
Nhịn cơm nhường mặc mà nuôi bạn cùng -
Qua đình ngả nón trông đình
-
Mình với ta như con một nhà
Mình với ta như con một nhà
Như áo một mắc, như hoa một chùm
Đôi ta như nước trong chum
Như hoa một chùm mới nở trên cây,
Bây giờ mình đấy ta đây
Biết xe những mấy lần dây cho liềnDị bản
Đôi ta như con một nhà
Như áo một mắc, như hoa một chùm
Đôi ta như nước một chum
Nước cạn mặc nước ta đùm lấy nhau!
-
Ai kia một mạn thuyền bồng
-
Chim tham ăn sa vào vòng lưới
Chim tham ăn sa vào vòng lưới
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu -
Cây tre non chẻ lạt chàng ơi
-
Thằng trọc khi không
-
Thân em như thể hoa hường
-
Người An Giang thật thà chất phác
-
Ai kia sao khéo hoài công
Ai kia sao khéo hoài công
Tham hái hoa hồng nên mắc phải gai -
Chồng em áo rách em thương
-
Trăm năm ghi tạc chữ đồng
-
Ai ơi giữ chí cho bền
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai -
Một lòng chỉ quyết lấy anh
Một lòng chỉ quyết lấy anh
Ong bay buớm lượn chung quanh mặc trời. -
Trăm năm dạ ở đinh ninh
Chú thích
-
- Quao
- Loại cây mọc hoang ven sông rạch, thân gỗ xốp, to lớn, vỏ có gai nhỏ, trái to bằng ngón tay cái, có hình sừng trâu. Nhựa quao dùng làm chất nhuộm vải, ruột dùng làm guốc mộc hay làm chất đốt. Lá, rễ, hoa, quả được dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Vách phấn
- Tường vôi (từ cổ).
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Thuyền bồng
- Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Khi không
- Không có nguyên cớ gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- An Giang
- Tỉnh đông dân nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp với các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và biên giới Campuchia, hai tỉnh lị là Long Xuyên và Châu Đốc. Đất An Giang màu mỡ, nhiều phù sa và khoáng sản, lại có lắm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, núi Sam, Thất Sơn, rừng tràm Trà Sư...
-
- Áo xông huơng
- Áo gấm và áo thêu của hoăc người quyền quí và giàu có thời xưa ở nước ta thường không được giặt mà được cất trong hòm gỗ bằng trầm hương hoặc xông bằng cách đốt trầm cho thơm.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).