Tôi thương người ấy nhiều nhiều
Người ấy thương lại bao nhiêu mặc lòng
Tìm kiếm "mặc dầu"
-
-
Tay em nắm lấy tay anh
-
Ngửa tay lấy tấm vàng mười
-
Nắm đuôi chú chệt mà vung
-
Tào khương chi thê bất khả hạ đường
-
Đôi ta như gậy chống rèm
-
Còn duyên kẻ đón người đưa
-
Có thương nên mới có ghen
Có thương nên mới có ghen
Không thương ai ở bạc đen mặc tình -
Nước dây ngựa chạy ngập kiều
-
Chàng đà bạc nghĩa thì thôi
-
Trăng lên đỉnh núi trăng sáng
-
Núi Truồi đội mũ, âm phủ mặt áo tơi
-
Chị là con gái nhà giàu
-
Chồng trắng vợ xanh
-
Gió đưa liễu yếu, mai oằn
-
Trời sinh cây cứng lá dai
Trời sinh cây cứng lá dai,
Gió lay mặc gió chiều ai không chiều. -
Ông cả ngồi trên sập vàng
-
Cá không ăn câu, chê rằng cá dại
Cá không ăn câu, chê rằng cá dại
Cá mắc mồi rồi, bảo tại tham ăn -
Tay cầm tấm mía con dao
-
Lụa lành mười lăm, anh chê rằng lụa vụn
Chú thích
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Xem chú thích Tao khang.
-
- Gậy chống rèm
- Rèm cửa sổ ngày trước (hoặc ở một số vùng quê bây giờ) thường làm bằng tre lợp tranh hoặc bằng gỗ, đóng mở theo bản lề nằm ngang phía trên. Khi mở rèm, người ta dùng một cây gậy nhỏ, một đầu chống vào rèm, đầu kia chống lên bệ cửa sổ.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Kiều khấu
- Bộ đồ trang sức cho con ngựa, gồm: hàm thiếc, nòng cổ, dây nịt lưng, dây cương, v.v. Bộ yên được trang trí phủ trên mình voi cũng gọi là kiều khấu.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Hiếu sự
- Việc tang.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Tòa sen
- Cái bệ hình hoa sen, cũng gọi là đài sen. Trong nghệ thuật Phật giáo, các hình tượng Phật, Bồ Tát thường được khắc họa ngồi hoặc đứng trên tòa sen.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Ông cả
- Người lớn nhất về vai vế trong gia đình, họ hàng, hoặc làng xóm.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Bối
- Những sợi dây quấn buộc với nhau. Cũng có khi nói là búi, bới.
-
- Tơ vương
- Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
-
- Lụa lành mười lăm
- Lụa mịn tốt, khổ rộng, dệt bằng nguyên liệu bền.
-
- Lụa hồ
- Lụa thô xấu, mỏng và hẹp bề khổ.