Dịch dắc dịch dắc
Khung cửi mắc vô
Xâu go từng sợi
Chân mẹ đạp vội
Chân mẹ đạp vàng
Mặt vải mịn màng
Gánh ì gánh nặng
Đến mai trời nắng
Đem ra mà phơi
Đến mai đẹp trời
Đem ra may áo
Dịch dắc dịch dắc.
Tìm kiếm "mặc dầu"
-
-
Ai về Hà Tĩnh thì về
Dị bản
Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa Kẻ Hạ, uống chè hương sen.
-
Đây trai thời đó cũng trai
Đây trai thời đó cũng trai
Mặc tình nhi nữ đành ai thì đành. -
Giếng làng vẫn mạch nước trong
Giếng làng vẫn mạch nước trong
Mặc ai phụ bạc đèo bòng với ai -
Mấy ai bằng được như anh
Mấy ai bằng được như anh
Mặc ai tráo trở anh cứ làm lành, ở ngay -
Hôm qua qua hứa qua qua
-
Kìa như cỏ nội hoa ngàn
Kìa như cỏ nội hoa ngàn
Mặc tình ong bướm chàng màng một bên -
Thế gian còn dại chưa khôn
-
Đôi ta ăn một quả cau
Đôi ta ăn một quả cau
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anhDị bản
Đôi ta ăn một quả cau
Giấu thầy giấu mẹ đưa sau bóng đèn
Chưa quen đi lại cho quen
Chưa gần đi lại vài phen cho gầnĐôi ta cùng bạn chăn trâu
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thân hình trơn láng ôn nhu
-
Khổ qua xanh khổ qua trắng
Khổ qua xanh khổ qua trắng
Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo
Anh có thương em thì mần giấy giao kèo
Dù sanh, dù tử, dù nghèo em cũng theoDị bản
Khổ qua xanh khổ qua trắng
Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo
Thương nhau chi tính giàu nghèo
Gặt xong mùa lúa cau trầu đến em.Khổ qua xanh khổ qua trắng
Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo
Anh thương em mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng quaTrời mưa khổ qua đắng
Trời nắng khổ qua đèo
Anh thương em thì làm giấy giao kèo
Lăn tay điểm chỉ em mới thiệt con mèo của anh
-
Úp lá khoai
Úp lá khoai
Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Chạy ra chạy vô
Đứa xách ống điếu
Đứa té xuống sình
Thúi ình chình ngủ.Dị bản
Video
-
Chớ thấy sóng cả mà lo
-
Ai khôn bằng Tiết Đinh San
-
Tay mang khăn gói sang sông
Tay mang khăn gói sang sông
Mẹ gọi mặc mẹ, theo chồng cứ theoDị bản
Tay mang khăn gói sang sông
Mồ hôi ướt đẫm, thương chồng phải theoAi kêu ai hú bên sông
Mẹ kêu con dạ, có chồng phải theoTay mang khăn gói sang sông
Cúi đầu lạy mẹ thương chồng phải điTay mang khăn gói sang sông
Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng phải theoVai mang khăn gói theo chồng
Mẹ kêu con dạ, trở vào lạy mẹ cùng cha
-
Đàn ông đóng khố đuôi lươn
-
Mắm cua chấm với đọt vừng
Mắm cua chấm với đọt vừng
Họ xa mặc họ, ta đừng bỏ nhau -
Đôi ta như rắn liu điu
-
Đừng thấy miếu rách mà khinh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tặng anh cái áo tôn là
Chú thích
-
- Hà Tĩnh
- Một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nổi tiếng là vùng đất "địa linh nhân kiệt" với nhiều danh nhân văn hoá - lịch sử: Mai Hắc Đế, Đặng Dung, Đặng Tất, Nguyễn Biểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng...
-
- Việt Yên Hạ
- Tên nôm là Kẻ Hạ, một làng nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây từ lâu là đất khoa bảng, có nhiều con em học hành đỗ đạt. Kẻ Hạ cũng là đất có hai ngành nghề truyền thống nổi tiếng là dệt lụa và làm nón.
-
- Hương Sơn
- Một địa danh của tỉnh Hà Tĩnh, nay là huyện Hương Sơn. Nước chè tươi Hương Sơn rất đặc, rất chát, là một đặc sản nổi tiếng của vùng này. Có người đã mô tả loại đồ uống độc đáo này bằng câu "Khăm đũa không đổ,” có nghĩa là sánh đặc đến mức đũa cắm vào thẳng đứng.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Đèo
- Nhỏ, èo uột (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Điểm chỉ
- In dấu các lóng ngón tay trỏ vào giấy. Ngày xưa những người không biết chữ, không thể ký tên, phải điểm chỉ vào giấy tờ.
Năm phút, mười phút, nửa giờ... Ông giáo ngẩng lên ngó mặt chị Dậu :
- Chị kia, sang đây tôi đọc cho nghe, rồi điểm chỉ vào!
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
-
- Mèo
- Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
-
- Ống thụt
- Súng đồ chơi của trẻ em, làm bằng ống tre, dùng trái cò ke hoặc trái bồ đề làm đạn (Xem thêm).
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Bài đồng dao này được kết hợp với trò chơi: Trẻ đặt bàn tay úp xuống mặt bằng và được một người đếm, vừa đếm chỉ vào các bàn tay cho đến chữ cuối cùng của bài đồng dao. Tay ai bị trúng vào chữ cuối sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Sau đó lại hát và đếm tương tự loại dần, trẻ nào cuối cùng bị loại là người thắng cuộc.
-
- Sứ
- Còn gọi là hoa đại, hoa Champa, rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trong các câu chuyện dân gian, cây đại được cho là nơi trú ẩn của ma, quỷ.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Tiết Đinh San
- Một nhân vật trong dã sử Trung Quốc, con trai của Tiết Nhơn Quý, dũng tướng nhà Đường.
-
- Phàn Lê Huê
- Một nữ tướng thời Đường, vợ của Tiết Đinh San, cũng là một danh tướng trong dã sử Trung Quốc. Phàn Lê Huê là nhân vật chính trong nhiều vở tuồng và cải lương biên soạn dựa trên tiểu thuyết Trung Quốc ở nước ta.
Xem trích đoạn cải lương Phàn Lê Huê phá Hồng thuỷ trận và Tiết Định San cầu Phàn Lê Huê tại đây.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Liu điu
- Cũng gọi là thìu điu, một loài bò sát có đầu hình tam giác và thân có sọc xanh giống như rắn lục, đặc biệt đuôi rất dài, có bốn chân.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…