Tìm kiếm "quần hồng"
-
-
Miệng ông cai, vai đầy tớ
Dị bản
Miệng ông cai, vai tên lính
-
Bao giờ cho đất Quan Nha
-
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Ngả nghiên ngả bút thử lòng nhau chơi
Bây giờ ba ngả bốn nơi
Đấy có người ngãi đấy rời đây ra
Một ngày thì cũng một xa
Như chim nhớ tổ như ta nhớ mình
Dù rằng bác mẹ chẳng xin
Ta thử đứng lại xem mình lấy ai
Đêm năm canh mong cho chóng sáng chàng ơi
Hỡi người quân tử lấy người ở đâu? -
Mười quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng
-
Ống quyển dài khen ai khéo thổi
-
Nhờ ai cho gà đỏ đuôi
Nhờ ai cho gà đỏ đuôi
Nhờ ai mà được cưỡi voi, ngồi thuyền
Nhờ ai có bạc, có tiền
Nhờ ai mà có nàng tiên đứng hầu
Nhờ ai có ruộng, có trâu
Nhờ ai mà có mâm thau, đũa ngà
Nhờ ai có lụa, có là
Vợ gọi bằng bà, con gọi cậu, cô
Đến khi giặc Pháp tràn vô
Quan nhỏ tếch mất, quan to chạy dài
Ai ơi, có thế chăng ai? -
Áo anh xếp để trong phòng
Áo anh xếp để trong phòng
Mở ra thấy áo trong lòng thêm thươngDị bản
-
Trời mưa cho ướt lá bầu
Trời mưa cho ướt lá bầu
Anh làm lính lệ đi hầu ông quan
Thương người mũ bạc, đai vàng
Đem thân mà đội mâm cam cho đành! -
Khố rách áo ôm
-
Chiều chiều ai đứng hàng ba
Chiều chiều ai đứng hàng ba,
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng -
Chiều chiều buồn miệng nhai trầu
Chiều chiều buồn miệng nhai trầu,
Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ -
Ngọc lành còn đợi giá cao
Ngọc lành còn đợi giá cao
Chờ người quân tử em giao nghĩa tìnhDị bản
-
Quân tử lân la, đuổi ra cũng tệ
-
Ở náu nương chờ người quân tử
Ở náu nương chờ người quân tử
Ngọc lộn bùn chờ thuở nước trong -
Bốn mùa bông cúc nở sây
Dị bản
Bốn mùa bông cúc nở sây
Lòng thương quân tử, cha mẹ rầy vẫn thương
-
Tới đây thủ phận đưa đò
-
Cụ là cha mẹ trong dân
-
Trách thân mà lại giận trời
Trách thân mà lại giận trời,
Trách chàng quân tử ở ra người thờ ơ.
Phòng không để thiếp đợi chờ,
Năm canh vò võ những là thở than.
Nào khi họp mặt chén vàng,
Non nguyền biển hẹn tưởng chàng chẳng quên.
Ai ngờ ra dạ bạc đen,
Say bên nhan sắc bỏ bên ngãi tình.
Để cho em vò võ một mình,
Tương tư khắc khoải, bệnh thất tình đầy vơi.
Trách thân mà lại giận trời. -
Em buôn chi rồi lại bán chi
Chú thích
-
- Của quan có thần, của dân có nọc
- Ai cũng có cách giữ của cải – quan giữ của của quan thì dân cũng giữ của của dân.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Quan Nha
- Tên một làng nay thuộc xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Tếch
- Bỏ đi, chuồn đi.
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Lụa
- Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ...
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
(Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Sây
- (Cây) sai (hoa, quả).
-
- Thủ
- Đảm nhận, gánh vác một công việc nào đó.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Thành ngữ có câu "Ngậm bồ hòn làm ngọt."
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.