Phụ đồng, phụ chổi
Thổi lổi mà lên
Ba bề, bốn bên
Đồng lên cho chóng
Nhược bằng cửa đóng
Phá ra mà vào
Cách sông, cách ao
Cũng vào cho lọt
Cái roi von vót
Cái vọt cho đau …
Tìm kiếm "hỏi han"
-
-
Em như quả khế trong chùa
-
Anh về đào lỗ sau hè
– Anh về đào lỗ sau hè
Chôn con giết vợ mới ve được nàng
– Em không ưng thời chớ
Em không thương không nhớ thời thôi
Em biểu chôn con giết vợ
Anh đứng ngồi với ai
Ví dầu áo rách còn một chéo vai
Bần cùng đi nữa anh không sai lời nguyền
Em đừng ham đồng bạc đồng tiền
Xui chôn giết vợ thêm phiền lòng anh
Em còn tuổi trẻ đầu xanh
Đừng bày chuyện ác, ông trời hành khổ thân -
Thấy em anh cũng quy lòng
-
Con cò bay lả bay la
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Suốt mình trắng nõn như bông
Gió xuân thỉnh thoảng bợp lông trên đầu
Hỏi cò vội vã đi đâu
Xung quanh mặt nước một màu bao la
Cò tôi bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi … -
Vè trái cây
Nghe vẻ nghe vè
Nghe vè trái cây
Dây ở trên mây
Là trái đậu rồng
Ðủ vợ đủ chồng
Là trái đu đủ
Cắt ra nhiều mủ
Là trái chuối chát
Mình tựa gà ác
Trái khóm, trái thơm.
Cái đầu chôm bôm
Là trái bắp nấu
Hình thù xâu xấu
Trái cà dái dê … -
Chỉ vì một chữ ăn
Ăn lông ở lỗ, từ thuở tạo thiên
Hôm sớm cửa thiền, ăn chay niệm Phật
Cả đời chật vật, làm không đủ ăn
Tánh hay hiểu lầm, làm sao ăn ở
Biết ăn theo thuở, biết ở theo thời
Tài sức thua người, thì bị ăn hiếp
Đờn ca ăn nhịp, mới thật tài năng
Người không chịu làm, hay đi ăn ké
Cần phải tránh né, cái bọn ăn dơ
Vừa vét vừa quơ, muốn ăn trọn gói
Hễ ăn một đọi, thì nói một lời
Ăn phải coi nồi, ngồi thời coi hướng … -
Thuở hồi anh nhỏ thầy anh có bảo rằng
-
Hỡi cô áo trắng lòa lòa
-
Có thật không em, có chắc không em?
Dị bản
-
Hội An bán gấm, bán điều
-
Hiếm hoi con gái đầu lòng
-
Tay cầm nhánh dứa, lệ ứa hai hàng
Tay cầm nhánh dứa, lệ ứa hai hàng,
Hồi thuở xuân xanh sao anh không kết bạn
Để hoa nở nhụy tàn mới làm bạn với em?Dị bản
-
Kệ Sơn, Phượng Lĩnh đôi hàng
-
Hàng vạn người chết vì Tây
-
Hoa thơm trồng dựa cành rào
Dị bản
Hoa thơm trồng dựa hàng rào
Gió nam, gió bắc gió nào cũng thơm.
-
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
-
Chim quyên xuống đất ăn giun
Dị bản
-
Con thì đói khóc như ri
Con thì đói khóc như ri
Chồng thì uống rượu li bì ngày đêm
Đem tiền mua lấy cái say
Hơi men giở giọng bầy nhầy bên tai
Bữa hôm cùng với bữa mai
Cua rang ốc nướng kéo dài thâu canh
Xương sông lá lốt lá chanh
Rau thơm rau húng tỏi hành chắt chiu
Trách ai không nghĩ một điều
Vợ con nheo nhóc nỡ liều uống say -
Cúc đang xanh, sao cúc vội tàn,
Chú thích
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Tứ đức
- Cùng với "tam tòng", là những quy định xuất phát từ Nho giáo mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Tứ đức bao gồm:
- Công: Nữ công, gia chánh phải khéo léo.
- Dung: Dáng người phải gọn gàng, dễ coi
- Ngôn: Ăn nói phải dịu dàng, khoan thai, mềm mỏng
- Hạnh: Tính nết phải hiền thảo, nết na, chín chắn.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Đậu rồng
- Còn gọi là đậu khế, hay đậu xương rồng, hoặc đậu cánh, thuộc loại thân thảo leo, nếu được dựng giàn, đậu rồng có thể bò lan trên 3m. Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, giàu dinh dưỡng lại rất dễ trồng.
-
- Đu đủ
- Loại cây ăn quả rất thường gặp ở Việt Nam. Quả đu đủ có thể ăn xanh (làm nộm, hầm, hoặc làm mắm) hoặc ăn chín.
-
- Chuối chát
- Chuối hột lúc còn non, thường được dùng trong các món trộn hoặc rau sống.
-
- Khóm
- Loại cây có họ hàng với dứa, ở mép lá có răng như gai nhọn, khi chín quả không có màu vàng như dứa. Ở một số vùng người ta cũng gọi chung khóm và dứa là một.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Cà dái dê
- Còn có tên là cà tím, quả mọng nhiều cùi thịt, chứa nhiều hạt nhỏ và mềm, được dùng để chế biến thức ăn trong nhiều nền ẩm thực Á, Âu. Tên cà tím và cà dái dê đều không thực chính xác vì có nhiều quả cà tím không mang màu tím, hay không có hình thù như dái dê.
-
- Thuở tạo thiên
- Lúc mới lập ra trời đất.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách, sắc bất ba đào dị nịch nhân
- Dịch nghĩa là “mưa không có khóa mà giữ được khách, sắc đẹp không phải sóng gió mà làm đắm người.” Tương truyền đây là đôi câu đối của thượng thư Đàm Thận Huy và học trò là Trạng Me Nguyễn Giản Thanh, tuy nhiên lại có tài liệu cho là của thầy học và Nguyễn Trãi. Cả hai giả thuyết đều kể học trò (Nguyễn Giản Thanh hoặc Nguyễn Trãi) được thầy khen nhưng tiên đoán là sẽ bị hại vì nhan sắc đàn bà.
-
- Chợ Phúc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Phúc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Giò
- Món ăn làm từ thịt gia súc hoặc gia cầm giã nhuyễn, gói chặt bằng lá chuối và lạt giang rồi luộc chín. Giò là một món ăn phổ biến trong ẩm thực nước ta, với nhiều biến thể như giò lụa (chả lụa), giò thủ, giò bò...
-
- Nếp cái hoa vàng
- Một loại lúa nếp truyền thống nổi tiếng của các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Nếp có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu. Nếp được gọi là "nếp cái hoa vàng" do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác. Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa.
-
- Lúa Ba Trăng
- Một giống lúa cổ ở nước ta, thời xưa được trồng nhiều ở Nghệ An, từ lúc gieo mạ tới lúc lúa chín vừa vặn ba tháng. Lúa Ba Trăng cho gạo trắng, cơm dẻo, nhiều bột. (Theo Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn).
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Kim Bồng
- Tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim, Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hữu ngạn hạ lưu nơi sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đây là nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng. (Đọc thêm: Làng mộc Kim Bồng).
-
- Trà Nhiêu
- Tên một ngôi làng ở thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ thế kỷ 16 đến 17, đây là nơi thông thương nổi tiếng nhờ có vị trí giao nhau thuận tiện của 3 nhánh sông Ly Ly, Thu Bồn và Trường Giang cùng đổ ra cửa biển Đại Chiêm.
-
- Tông chi
- Các chi trong một họ nói chung.
-
- Bứa
- Một loài cây có cành đâm ngang, lá có chất chua nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc nấu canh chua, quả ăn được.
-
- Kệ Sơn
- Tên một ngọn núi nay thuộc thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
-
- Phượng Lĩnh
- Tên một làng nay thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng là tên ngọn núi tiếp giáp với làng này.
-
- Đây là lời một nghĩa quân thương tiếc ông Thái Vĩnh Chinh, quê làng Hữu Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông cùng với nhóm văn thân trong vùng tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp, được vua Hàm Nghi phong làm Lãnh binh. Ông lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ ở địa phương làm tiêu hao nhiều lực lượng địch. Một thời gian sau, ông bị đám quân tay sai bao vây ở chiến khu. Nghĩa quân từ đó tan rã dần, nhưng ông vẫn chiến đấu đến cùng và hy sinh năm Ất Mùi (1895), hưởng dương 50 tuổi.
-
- Cao su
- Một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là một chất liệu rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để sản xuất ra rất nhiều thành phẩm dùng trong đời sống. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, bắt dân đi phu dài hạn, đối xử gần như nô lệ. Tên gọi cao su bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc.
-
- Gió chướng
- Một loại gió ở miền Nam, thổi ngược hướng sông Tiền, sông Hậu nên gọi là gió chướng. Gió thường thổi vào buổi chiều, trong khoảng thời gian bắt đầu từ cuối tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Vận
- Sự may rủi lớn xảy ra trong đời một con người, vốn đã được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo (chữ Hán).
-
- Câu ca dao được cho là nói về Trần Khánh Dư. Ông nguyên con nhà dòng dõi, có công đánh giặc được phong tước Nhân Huệ Vương, lại được Thượng hoàng Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Sau vì phạm trọng tội với gia đình Trần Hưng Đạo nên phải cách hết chức tước, tịch thu gia sản, ông lui về quê nhà ở Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Dương) làm nghề bán than. Sau ông được Trần Nhân Tông phục chức, góp công rất lớn trong cuộc chiến chống Nguyên-Mông lần thứ ba.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.