Những bài ca dao - tục ngữ về "Hồng Lĩnh":

Chú thích

  1. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  2. Sông Vịnh
    Cũng gọi là sông Cửa Khẩu, tên một đoạn sông nhỏ ở Hà Tĩnh do sông Kinh từ phía Bắc, sông Trí từ phía Tây và sông Quyền từ phía Nam tạo thành. Sông dài khoảng 10 km, nay thuộc địa phận xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
  3. Hồng Lĩnh
    Tên dãy núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh, cùng với sông Lam là biểu tượng cho xứ Nghệ (bao gồm Hà Tĩnh và Nghệ An). Theo một số nghiên cứu, đây là cố đô của Việt Thường, thủy tổ của dân tộc ta, trước khi dời về dãy Nghĩa Lĩnh, bắt đầu thời đại các vua Hùng.

    Núi Hồng Lĩnh nhìn từ Can Lộc

    Núi Hồng Lĩnh nhìn từ Can Lộc

  4. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  6. Sông Lam
    Còn gọi là sông Ngàn Cả hay sông Cả, một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chính sông Lam chảy qua Nghệ An, phần cuối hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh, đổ ra biển tại cửa Hội.

    Sông Lam

    Sông Lam

  7. Nguyệt
    Mặt trăng (từ Hán Việt).
  8. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  9. Kệ Sơn
    Tên một ngọn núi nay thuộc thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
  10. Phượng Lĩnh
    Tên một làng nay thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng là tên ngọn núi tiếp giáp với làng này.
  11. Đây là lời một nghĩa quân thương tiếc ông Thái Vĩnh Chinh, quê làng Hữu Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông cùng với nhóm văn thân trong vùng tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp, được vua Hàm Nghi phong làm Lãnh binh. Ông lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ ở địa phương làm tiêu hao nhiều lực lượng địch. Một thời gian sau, ông bị đám quân tay sai bao vây ở chiến khu. Nghĩa quân từ đó tan rã dần, nhưng ông vẫn chiến đấu đến cùng và hy sinh năm Ất Mùi (1895), hưởng dương 50 tuổi.